xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rừng ở Phú Yên “chảy máu”

Bài và ảnh: Đức Nhuận

Hàng trăm ha rừng tự nhiên ở Phú Yên đang bị triệt hạ không thương tiếc để lấy đất giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án nuôi bò

Ngày 27-3, chúng tôi đến 2 tiểu khu 310 và 311 thuộc sự quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Hinh (tỉnh Phú Yên). Tại đây, hàng chục ha rừng tự nhiên bị đốn hạ để giao đất cho Công ty CP Chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên (Công ty Thảo Nguyên) để thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.

Nhìn rừng bị hạ mà đau

Băng qua bạt ngàn cây rừng bị đốn hạ, chúng tôi đến nơi một nhóm thợ rừng hơn 10 người đang hạ cây. Người quản công cho biết mỗi ngày có 20 cưa máy được đưa vào rừng để hạ cây. Ngoài nhóm này còn nhiều nhóm khác. “Chúng tôi hạ cây đều được phép. Ai giỏi đình chỉ đi” - người quản công nói có vẻ thách thức rồi mang máy cưa đến hạ một cây gỗ chò lớn.


Nhiều cây gỗ lớn đang bị triệt hạ tại Tiểu khu 310

Nhiều cây gỗ lớn đang bị triệt hạ tại Tiểu khu 310

Rừng ở Phú Yên “chảy máu”

Ông Huỳnh Tấn Lợi (ngụ tỉnh Phú Yên) là 1 trong 2 người dân đưa chúng tôi vào rừng cho biết nhiều người dân ở đây bức xúc nhưng không dám lên tiếng vì sợ trù dập.

“Rừng bị tàn phá thế này thì người dân hạ lưu chịu sao nổi. Một dự án thật phi lý. Phá rừng để trồng cỏ. Người dân chẳng có lợi gì mà chỉ lợi cho vài cá nhân thôi” - ông Lợi bức xúc. Theo ông Lợi, việc triệt hạ rừng này đã hơn 10 ngày qua.

Chưa có phương án trồng rừng thay thế

Để thực hiện dự án này, ngày 18-1, UBND tỉnh Phú Yên ban hành quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp. Theo đó, chuyển đổi hơn 377 ha rừng để giao cho nhà đầu tư, trong đó có hơn 273 ha rừng tự nhiên và 104 ha rừng trồng.

Tại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao (được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ngày 15-9-2016), nêu rõ: “Chỉ được triển khai thực hiện dự án khi có phương án trồng rừng thay thế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật”. Trong khi đó, ông Huỳnh Xuân Quang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, cho biết việc triệt hạ cây rừng ở 2 tiểu khu 310 và 311 là do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Hinh (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên) triển khai theo chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Yên để bàn giao mặt bằng theo tiến độ yêu cầu của Công ty Thảo Nguyên. Trong giai đoạn 1 sẽ có 178 ha rừng bị phát dọn, đến ngày 24-3 đã khai thác khoảng 10 ha rừng.

Ông Quang cũng thừa nhận chưa có phương án trồng rừng thay thế. Hiện tại, Công ty Thảo Nguyên đang thuê đơn vị tư vấn khảo sát thực địa các vùng theo đề xuất của các đơn vị địa phương với diện tích khoảng 500 ha và chọn lọc ra diện tích khoảng 377 ha để lập phương án. “Lý do lập phương án chậm vì cần phải thực hiện nội dung khảo sát điều tra lập địa, hiện trạng đất đai phải phù hợp với tiêu chí trồng rừng nhằm xây dựng phương án có tính khả thi cao và việc triển khai trồng rừng sẽ thực hiện trong mùa mưa năm nay nên đã được UBND tỉnh thống nhất cho chủ trương hoàn thành sau” - ông Quang giải thích.

Trả lời báo chí về việc chưa có phương án trồng rừng thay thế đã cho phá rừng, ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, hẹn sẽ trả lời sau. Riêng phương án trồng rừng thay thế, theo ông Thế, nếu Công ty Thảo Nguyên đã tự trồng rừng thay thế được với một đối tác trên địa bàn Phú Yên thì coi như nội dung đó thôi. Nếu họ không tự trồng rừng thay thế được thì tỉnh sẽ chỉ đất cho họ trồng. Nếu không thì nộp tiền cho cơ quan chức năng để tổ chức trồng khi phù hợp.

Về việc Thủ tướng Chính phủ đã có lệnh đóng cửa rừng nhưng Phú Yên lại chuyển đổi một diện tích lớn rừng để thực hiện dự án nuôi bò liệu có phù hợp? Ông Thế cũng hẹn sẽ trả lời sau.

Đúng quy trình?

Trả lời câu hỏi về việc liệu có đi ngược quy trình khi dự án được sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh đến các ngành thực hiện thay vì trình, tham mưu của các ngành lên lãnh đạo tỉnh xem xét, ông Trần Hữu Thế khẳng định: “Mọi cái đều theo quy trình nhưng trong quá trình đề xuất dự án thì có hai loại. Một loại đề xuất đi theo trình tự hợp đồng phía sở thì sở đề xuất lên, hợp đồng phía UBND tỉnh thì UBND tỉnh cũng chuyển cho sở. Dù nộp đi đâu thì cũng quay lại bắt đầu từ sở để làm. Nếu họ nộp nhầm chỗ thì UBND tỉnh có công văn yêu cầu sở làm việc theo đúng quy trình. Đằng nào cũng quay lại sở”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo