xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẽ xuất hiện nhiều đợt nóng cực điểm

Minh Khanh

Nhiệt độ ở khu vực Đông Nam Á có khả năng tăng lên 40oC và xuất hiện những mùa hè nóng cực điểm với nhiệt độ từ 30oC- 40oC

Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi khí hậu Potsdam (Đức) vừa hoàn thành báo cáo "Giảm nhiệt: thời tiết cực đoan, ảnh hưởng khu vực và thích ứng" do Ngân hàng Thế giới (WB) đặt hàng. Đông Nam Á sẽ là khu vực chịu những tác động cực đoan nhất từ biến đổi khí hậu (BĐKH).

img
Trong tương lai, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL sẽ giảm sút nghiêm trọng do biến đổi khí hậu Ảnh: THỐT NỐT

Tổ hợp bất lợi

Theo báo cáo, nhiệt độ trái đất ấm lên thêm 2°C với những đợt nóng cực điểm mà hiện nay hầu như chưa xảy ra sẽ bao trùm khoảng 60%-70% tổng diện tích đất đai vào mùa hè, xuất hiện những đợt nóng chưa từng có với nhiệt độ từ 30°c- 40°C.
 
Khi nhiệt độ tăng thêm 4°C thì những tháng hè (mà hiện nay đã được xem là chưa từng có) sẽ xuất hiện phổ biến, ảnh hưởng đến 90% diện tích đất đai trong thời gian những tháng mùa hè tại khu vực Bắc bán cầu.
 
Mưa nhiều cực đoan liên quan đến bão nhiệt đới được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 30% , đạt mức 50-80 mm/giờ. Điều này cho thấy mức độ rủi ro lũ lụt cao hơn tại những khu vực dễ bị tổn thương.

Đối với các vùng duyên hải Đông Nam Á, dự đoán nước biển dâng vào cuối thế kỷ 21 sẽ cao hơn 10%-15% so với mức trung bình của thế giới. Đặc biệt, các thành phố lớn như Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia), Hồ Chí Minh (Việt Nam), Bangkok (Thái Lan), mực nước biển dâng thêm 50 cm vào năm 2060 và 100 cm vào năm 2090. Mức độ tác động càng trở nên nghiêm trọng khi các yếu tố bất lợi kết hợp với nhau, ví dụ đại dương ấm lên, mức độ acid hóa ngày càng mạnh kết hợp với những ảnh hưởng của bão nhiệt đới… sẽ tạo ra những đợt nóng cực điểm ngày càng gia tăng.

Theo ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch WB khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nước biển dâng cao thêm 50 cm - 100 cm là hậu quả không thể tránh khỏi của các chất thải trong quá khứ. "Tác động có thể xảy ra sớm hơn, những cánh đồng bị ngập lụt trong thời gian dài hơn, những vùng châu thổ ngập nước với những cánh đồng và nguồn nước uống bị xâm mặn. Các tính toán của báo cáo cũng cho thấy số trận bão tuy ít hơn nhưng sẽ tăng cường độ lên cấp 4 và 5" - ông van Trotsenburg nói.

Sinh kế lung lay

Tổ hợp bất lợi này sẽ gây ra hàng loạt tác động đến công ăn việc làm của hàng triệu lao động khu vực duyên hải và vùng Đông Nam Á.

ĐBSCL của Việt Nam nằm thấp hơn mực nước biển 2 m, vì thế các ngành nghề chủ lực ở đây: nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản và du lịch… sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Nuôi trồng thủy sản là một ngành nghề đang có tốc độ tăng trưởng mạnh ở Đông Nam Á, chiếm khoảng 5% GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng thủy sản các đại dương trên thế giới được dự đoán sẽ sụt giảm trên 20% trong tương lai. Bên cạnh đó, cường độ bão nhiệt đới tăng lên, xâm mặn và nhiệt độ tăng khiến một số giống nông nghiệp sẽ vượt quá ngưỡng chịu đựng. Dự đoán khi nước biển dâng thêm 30 cm, có thể xảy đến sớm vào năm 2040, gây tổn thất khoảng 12% sản lượng mùa vụ.

Ông van Trotsenburg cho biết trên cơ sở báo cáo, WB tăng cường hỗ trợ các hoạt động cụ thể, tài trợ các dự án trợ giúp người nghèo thoát nghèo, tăng tính bền vững và giảm các loại phát thải. WB đang làm việc với Chính phủ Việt Nam trong hàng loạt hoạt động chính sách nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đang thảo luận các chương trình tại TP HCM và ĐBSCL để giải quyết các mối đe dọa này.

Vận động được 13.700 tỉ đồng

Tin từ Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH cho biết từ năm 2010 - 2013, Việt Nam đã vận động tài trợ nguồn kinh phí BĐKH tổng cộng khoảng 684,5 triệu USD, tương đương 13.700 tỉ đồng. Các nhà tài trợ chính là JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản), AFD (Cơ quan Phát triển Pháp), WB…

Các dự án triển khai trong giai đoạn 2012- 2015 nhằm đánh giá mức độ BĐKH - nước biển dâng, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó BĐKH, nâng cao năng lực- truyền thông - đánh giá - giám sát thực hiện chương trình. Từ 400 đề xuất của các địa phương, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã thẩm định, xác định 61 đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Tháng 9-2012, Thủ tướng đã phê duyệt danh mục các dự án ưu tiên thuộc chương trình ứng phó BĐKH với kinh phí khoảng 14.300 tỉ đồng, vốn đối ứng từ các địa phương khoảng 3.000 tỉ đồng. Năm 2013, Thủ tướng đã đồng ý phân bổ 350 tỉ đồng cho 11 tỉnh triển khai 11 dự án trong danh mục đã được phê duyệt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo