xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Số nhà quá rối

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Đến tỉnh Đồng Nai, nhiều người đi tìm nhà người quen ngay trung tâm TP Biên Hòa nhưng có khi mất hàng giờ cũng đành chịu thua

TP Biên Hòa đang được quan tâm phát triển nhằm có một diện mạo mới với các điểm nhấn: cầu sắc màu trên sông, lá phổi xanh cù lao phố, những dự án khu đô thị. Tuyến metro TP HCM - Suối Tiên cũng đang dự kiến được kéo dài về đến TP này. Thế nhưng tại đây, số nhà được sử dụng rất... ngẫu hứng.

Đang số 43A, vọt lên 1348

Một ngày giữa tháng 12-2016, chúng tôi đi tìm địa chỉ nhà một người quen trên đường Phạm Văn Thuận ở TP Biên Hòa. Đoạn đường chỉ dài vài km, nơi trung tâm đô thị nên khá sầm uất nhưng số nhà thì thật... lạ kỳ. Sau khi mất rất nhiều thời gian vòng qua vòng lại để tìm nhà nhưng không hiệu quả, chúng tôi đành gọi điện thoại “cầu cứu” người quen đến đón.

Trên đường này, số nhà chẳng theo thứ tự nào. Đang lần lượt theo từng số thì bỗng dưng số nhà nhảy vọt. Đặc biệt, có nơi cùng một bên đường, đang số nhà chẵn thì đột ngột đến số nhà lẻ, kế tiếp số nhà được đánh dấu A là D, có nơi số nhà ở mặt tiền đường lại ghi thành đường hẻm...

Đường Phạm Văn Thuận ở trung tâm TP Biên Hòa
Đường Phạm Văn Thuận ở trung tâm TP Biên Hòa

Không chỉ đường Phạm Văn Thuận, hầu hết các con đường khác đều ở tình trạng trương tự. Người đi tìm địa chỉ nhà, cơ quan ở TP Biên Hòa thường phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân. Chẳng hạn, trên đường Võ Thị Sáu, Nguyễn Ái Quốc - hai con đường lớn ở khu vực trung tâm - số nhà cũng hết sức lộn xộn. Hỏi một số người dân ở đây thì họ cũng chẳng biết những nhà bên cạnh đánh số theo kiểu gì và làm cách nào để có thể tìm được đến nhà mà người hỏi cần. Chính vì vậy, kể cả trụ sở các cơ quan chức năng, người dân cũng không thể tìm bằng cách lần theo số mà đành hỏi thăm và mất công sức chạy loanh quanh để tìm kiếm.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi quay cuồng trong ma trận số nhà rối như canh hẹ. Hỏi một nhà dân tại sao nhà bên cạnh số 43A mà nhà mình số 1348 thì được trả lời là bên dùng số cũ bên dùng số mới. Có nhà thì dùng số cũ gồm 2-3 “xuyệc” do số... đẹp nên để vậy “cho dễ làm ăn”; có nhà thì lại chẳng cần dùng đến số!

2 căn nhà cạnh nhau nhưng số 43A và 1348
2 căn nhà cạnh nhau nhưng số 43A và 1348

“Bực mình lắm, đang có công việc mà tìm hoài không ra địa chỉ cần đến, nhiều khi lỡ cả kế hoạch. Không những vậy, số nhà chẳng theo quy củ, có cũng như không khiến TP Biên Hòa dường như rất lộn xộn, mất mỹ quan...” - một người dân bức xúc.

Từng rà soát, cấp mới

Biên Hòa hiện có khoảng hơn 70.000 hộ dân với hơn 1 triệu người, là một trong những TP đông dân trên cả nước. Đầu năm 2010, UBND TP Biên Hòa đã rà soát, cấp mới số nhà trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, không rõ do quy hoạch bất cập, thống kê thực hiện không khoa học hay do ý thức người dân không tốt mà hiện tại, tình trạng số nhà nơi đây vẫn rất lộn xộn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng bất cập trên một phần là do ý thức từ phía người dân. Một số hộ dân không quan tâm đến số nhà của mình và bộ mặt đô thị nói chung, số khác thì cố tình giữ lại số cũ với nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, một phần cũng do việc thiếu nhất quán, không quan tâm thực hiện rốt ráo của các cấp chính quyền. Thực tế cho thấy các cơ quan quản lý không có sự rà soát khoa học cũng như đã để mất kiểm soát trước tình trạng xây dựng, phát triển, thay đổi một cách ồ ạt, không theo quy củ.

Liên quan đến việc cấp đổi số nhà thông qua các đợt rà soát, sửa đổi, cấp mới, các lực lượng chức năng TP Biên Hòa cho biết không ảnh hưởng đến tính pháp lý của các loại giấy tờ liên quan. Trường hợp thay đổi bổ sung để phù hợp các loại giấy tờ khác cũng đều sẽ thực hiện được theo quy định.

Ông Trần Văn Trung, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa, cho biết sau đợt cấp mới số nhà năm 2010, hiện nay, nếu xét về tổng thể trên hệ thống thì tình trạng cơ bản vẫn là hợp lý, khoa học. “Tuy nhiên, thực tế diễn ra không như ý là do một số người dân không thực hiện theo chủ trương, gây nên sự lộn xộn nhưng không có cách chế tài cụ thể” - ông Trung băn khoăn.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh việc quy hoạch, thực hiện sơ đồ, chỉnh trang bộ mặt đô thị và các biện pháp chế tài nhằm giảm thiểu tình trạng số nhà lộn xộn, ông Nguyễn Tấn Long, Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa, cho biết: “Chúng tôi đã giao hết cho Phòng Quản lý đô thị TP chịu trách nhiệm, làm tốt hay không cũng do từ đó mà thôi”.

Đường hẻm cũng phải đồng bộ

Giữa năm 2016, TP Biên Hòa đã được công nhận là đô thị loại 1. Gần đây, toàn TP mới được rà soát, hệ thống lại tên hẻm. Theo đó, hơn 2.000 con hẻm được đặt tên theo số và dựng biển kiểu cổng chào ở đầu hẻm, tạo sự rõ ràng, quy củ ở từng khu vực. Tuy nhiên, nhiều con đường vẫn còn chênh nhau số cũ - mới dẫn đến các số hẻm, tên hẻm cũng “nhảy lung tung”.

“Phải cập nhật hiện trạng thường xuyên, có sự quan tâm để vẻ ngoài của TP coi được, tiện lợi trong giao dịch. Thực hiện điều này cũng không quá khó” - anh Nguyễn Văn Trường (ngụ phường Quang Vinh, TP Biên Hòa) nêu ý kiến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo