xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sốt ruột với cử nhân thất nghiệp

VĂN DUẨN - TÔ HÀ

Đại biểu Quốc hội đã chất vấn bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực trạng hàng trăm ngàn sinh viên ra trường bị thất nghiệp; phương án thi cử, đánh giá học sinh thay đổi liên tục...

Sáng 16-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội (QH). Những vấn đề nóng được đại biểu (ĐB) tập trung chất vấn gồm: tình trạng sinh viên ra trường bị thất nghiệp; đổi mới giáo dục, thi cử; bạo lực học đường và việc dạy thêm, học thêm.

300.000 sinh viên ra trường thất nghiệp

Bức xúc về việc sinh viên thất nghiệp, các ĐB Hồ Thị Minh (Quảng Trị), Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) đặt vấn đề: Hiện có đến 191.000 sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm, gây lãng phí nguồn lực xã hội. “Bộ trưởng có trách nhiệm gì đối với thực trạng này và giải pháp khắc phục?” - các ĐB yêu cầu.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) chất vấn bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề học thêm, dạy thêm Ảnh: NGUYỄN NAM
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) chất vấn bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề học thêm, dạy thêm Ảnh: NGUYỄN NAM

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ rất chia sẻ với con số mà các ĐB đã nêu ra và “rất trăn trở”, đồng thời xin nhận trách nhiệm về chất lượng đào tạo bởi trong nhiều trường hợp là có lỗi trong việc sinh viên ra trường không có việc làm. “Tuy nhiên, việc sinh viên ra trường có việc làm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như sự phát triển của doanh nghiệp, thị trường... đó là những vấn đề do các bộ trưởng khác phụ trách, sẽ trả lời thêm với QH” - ông Nhạ nói.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết theo tính toán hiện nay, trong 5 năm có khoảng 300.000 sinh viên ra trường thất nghiệp. Khoảng 80% sinh viên ra trường có việc làm. Số sinh viên tìm được việc làm ngay chủ yếu tập trung ở những trường có chất lượng giáo dục tốt. Giải pháp được đưa ra là thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ quy hoạch lại mạng lưới, phân loại chất lượng các trường đại học. “Tới đây, với vai trò bộ trưởng, tôi sẽ tập trung siết chặt quản lý chất lượng đào tạo, không chỉ chất lượng đầu vào mà cả chất lượng đầu ra” - Bộ trưởng Nhạ hứa.

Sau khi Bộ trưởng Nhạ trả lời, ĐB Phạm Quang Dũng (Nam Định) băn khoăn: Chúng ta nói nhiều về vấn đề chất lượng giáo dục trong nhiều năm qua nhưng phải nói rằng hiện nay, chất lượng giáo dục tệ hơn những năm 1960-1970. Cải cách rất nhiều lần, nhiều chương trình nhưng chất lượng giáo dục vẫn yếu kém.

“Chúng tôi là người sử dụng sản phẩm của các trường. Cử nhân bây giờ ra trường viết một biên bản hội nghị, một công văn không nổi. Chúng tôi phải đào tạo 3 - 5 năm thì mới gọi là tạm làm được” - ông Dũng nói và đề nghị phải tìm ra nguyên nhân để giải quyết tận gốc vấn đề.

Đổi mới thi cử: Học sinh như lên sàn chứng khoán

“Học sinh như lên sàn chứng khoán” là cách ví von của ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) khi tranh luận với “tư lệnh” ngành giáo dục về đổi mới giáo dục và thi cử. ĐB Thưởng đặt vấn đề: Thời gian qua có phải vì áp lực của chủ trương đổi mới sâu sắc, toàn diện ngành GD-ĐT mà Bộ GD-ĐT vội vã đưa ra một số chủ trương, chỉ đạo gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là thay đổi xoành xoạch phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia. “Dư luận cho rằng hình như học sinh hiện nay đang là công cụ thí nghiệm của Bộ GD-ĐT” - ĐB Thưởng nêu.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đổi mới là việc vô vàn khó khăn, việc làm được thì phát huy, việc chưa làm được thì tiếp tục rút kinh nghiệm làm tốt hơn. “Nếu làm việc gì cũng chờ tốt, chắc chắn mới làm thì rất khó đổi mới. Vì thế, việc này sẽ tiếp tục được làm, có lộ trình, vừa làm vừa tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện hơn” - ông Nhạ nói.

Trả lời băn khoăn của một số ĐB về những bất cập trong hình thức thi trắc nghiệm, Bộ trưởng Nhạ cho rằng thi trắc nghiệm hay tự luận cũng đều có hạn chế. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, mục đích là kiểm tra kiến thức cơ bản phổ thông, bảo đảm tính toàn diện, chống học tủ, học lệch. Đây cũng là kỳ thi làm căn cứ để xét vào đại học, cao đẳng nên bộ đã cân nhắc rất kỹ.

Tranh luận lại về hình thức thi trắc nghiệm, ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) thẳng thắn: Bộ trưởng nói hình thức trắc nghiệm ưu việt nhưng thực tế tôi thấy ngược lại vì không phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. “Các cháu học sinh đi thi về nói với tôi rằng chỉ thích thi trắc nghiệm thôi. Trong phòng thi, các cháu sẽ chọn ra một bạn học giỏi nhất, sau đó cho sức dầu gió rất nhiều, cứ bạn ấy ho một tiếng thì chọn phương án 1, ho 2 tiếng chọn phương án 2. Như vậy chỉ cần một bạn làm được bài là cả phòng làm được bài” - ĐB Nga dẫn chứng.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá đây là câu tranh luận rất hay và đề nghị Bộ trưởng Nhạ trả lời.

“Thiết kế của bộ không có chuyện áo trắng, áo vàng, ho hay dầu gió như các ý kiến phản ánh. Mỗi em có mã thi riêng, phòng thi có 25 em, đề đều khác nhau nên không thể có chuyện đó” - Bộ trưởng Nhạ trả lời.

Bức xúc chuyện dạy thêm

Liên quan đến việc dạy thêm, học thêm mà các ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa), Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nêu ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận thực sự chưa sâu sát và xin nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Nhạ cho rằng không đặt vấn đề cấm nhưng phải quản lý để làm sao không diễn ra tràn lan. “Vừa rồi có những vấn đề nổi lên, chúng tôi cùng các địa phương, các trường đã chấn chỉnh, dù chưa thể dứt điểm nhưng đã đi vào ổn định hơn” - Bộ trưởng Nhạ bày tỏ.

Không đồng ý, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) xin tranh luận và cho rằng bộ trưởng trả lời chưa thỏa đáng và bà hoàn toàn không đồng ý với việc ông Nhạ nói không cấm dạy thêm, học thêm. Theo ĐB Quyết Tâm, đúng là chúng ta không được cấm quyền được học cũng như quyền được dạy chính đáng nhưng phải cấm với những trường hợp lợi dụng việc dạy thêm, học thêm để bắt ép học sinh, gây bức xúc xã hội.

“Ví dụ, việc có một số giáo viên không dạy hết nội dung chương trình chính khóa tại lớp, đem nội dung đó về nhà để dạy thêm hoặc khi kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng thì giáo viên lại kiểm tra chính nội dung dạy thêm” - bà Tâm nêu và đề nghị cần có giải pháp để quản lý.

Bộ trưởng có thấy đau lòng?

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Chiến (Hà Nội) về việc làm thế nào để chấm dứt tình trạng điều giáo viên đi làm “tiếp viên”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết ông đã có công văn cũng như có ý kiến trao đổi với chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị làm rõ và rút kinh nghiệm. Theo ông Nhạ, cán bộ địa phương cũng là vì vui vẻ thôi nhưng đôi khi làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo, vì vậy cần rút kinh nghiệm.

Không hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) nói: “Bộ trưởng nhận trách nhiệm nhưng lại dùng từ “chỉ vui vẻ thôi”. Tôi - với góc độ về giới, đặc biệt là một nữ ĐB - tôi không biết bộ trưởng có đau lòng hay không? Còn tôi thấy mình thực sự đau lòng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo