xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái định cư, càng thêm khổ

Bài và ảnh: Đức Ngọc

Thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn là thực tế báo động đang diễn ra tại nhiều khu tái định cư

Để xây dựng Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), đã có trên 2.000 hộ dân với hơn 14.000 người phải di chuyển tới nơi ở mới. Tuy nhiêu sau chục 10 năm, hàng trăm hộ dân vì không có đất sản xuất, thiếu việc làm phải bỏ nơi ở mới mà đi

Trờ về quê cũ sống tạm

Báo cáo của các cơ quan chức năng cho biết từ năm 2007-2009, có hơn 2.100 hộ dân ở huyện Tương Dương được đưa tới các khu tái định cư (TĐC) ở xã Ngọc Lâm và xã Thanh sơn, huyện Thanh Chương (cách nơi cũ hơn 150 km) sinh sống.

Do đời sống ở nơi ở mới gặp khó khăn nên tính tới tháng 2-2017, có trên 200 hộ dân TĐC với khoảng 700 nhân khẩu hồi cư, dựng lều tạm bợ ở các bản như: Xốp Lằm, Kim Hồng, Chà, Nhan Bá... thuộc khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ để mưu sinh qua ngày. Chị Lương Thị Gái, trú xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, tâm sự: “Trước đây ở Tương Dương, đất đai tốt không lo đói; xuống đây đất xấu lắm, làm quần quật quanh năm mà ba mẹ con tôi vẫn không đủ ăn. Khổ quá, đang tính đưa con về quê hoặc đi nơi khác làm thuê kiếm sống qua ngày”. Ông Lô Huy Hùng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, cho biết hiện trên địa bàn xã có 36 hộ dân bán nhà về khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ ở huyện Tương Dương sinh sống nhiều năm nay. Xã nhiều lần vận động nhưng họ không quay về.


Nhiều nhà dân ở khu TĐC xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An bỏ hoang do người dân bỏ về khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ sinh sống.

Nhiều nhà dân ở khu TĐC xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An bỏ hoang do người dân bỏ về khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ sinh sống.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, sau 10 năm chuyển về nơi ở mới ở xã Thanh Sơn và xã Ngọc Lâm, nhiều hộ dân đang rơi vào tình trạng không có đất sản xuất. Ông Nguyễn Thạc Châu, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Sơn, xác nhận cả 5 bản của xã không có đất sản xuất lúa nên đời sống của bà con TĐC rất khó khăn. Đặc biệt, tính tới thời điểm hiện tại, có trên 40 hộ ở bản Chà Coong 2 vẫn chưa được cấp đất sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, Nghệ An, lo ngại trước viễn cảnh của các hộ dân quay về khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ mưu sinh, làm rẫy, đánh bắt cá ở khu vực lòng hồ. “Thời gian tới, chúng tôi cho kiểm tra, vận động bà con trở lại nơi TĐC” - ông Hải nói. Cũng theo ông Hải, việc người dân TĐC quay về nơi ở là hệ quả của chính sách TĐC nửa vời. Thêm vào đó, do chủ đầu tư dự án thủy điện khi đền bù giải tỏa đã “bỏ quên” một số hộ dân nên họ phải trở về với mảnh đất của mình.

“Quên” xây khu tái định cư

Năm 2010, dự án hồ chứa nước Bản Mồng (xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) có tổng đầu tư 4.500 tỉ đồng được khởi công xây dựng. Theo thiết kế, hồ chứa nước Bản Mồng có dung tích hơn 235 triệu m3, phục vụ tưới tiêu trên 26.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, huyện Tân Kỳ và huyện Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Để thực hiện công trình này, trước đó, vào ngày 8-5-2009, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định 1984 phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án hồ chứa nước Bản Mồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Tuy nhiên, quá 5 năm, đến tháng 2-2017, không hiều vì lý do gì việc quy hoạch, xây dựng 5 khu TĐC cho hơn 200 hộ dân ở huyện Quỳ Châu vẫn nằm trên giấy.

Thực trạng trên đã dẫn đến tình trạng hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh sống chung bụi bẩn từ việc thi công dự án kéo dài năm này qua năm khác. Nhiều hộ dân có nhà bị hư hỏng, dột nát, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào nhưng không dám sửa chữa, xây dựng vì không biết lúc nào sẽ di dời tới các khu TĐC. Anh Hoàng Mạnh Hùng (trú xã Châu Bình) bức xúc: “Người dân chúng tôi rất hoang mang vì cả chục năm nay rồi, năm nào họ cũng bảo là sẽ sắp di chuyển tới nơi ở mới nhưng không thấy ai thực hiện cả”. Ông Lương Văn Đại, Chủ tịnh UBND xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, cho hay thêm người dân sống trong vùng quy hoạch hiện gặp nhiều khó khăn, rất muốn di dời tới nơi ở mới ở các khu TĐC để ổn định cuộc sống.

Theo ông Nguyễn Thanh Hoài, Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, trước đây, các khu TĐC thuộc công trình hồ chứa nước Bản Mồng do Ban Quản lý dự án Bản Mồng làm chủ đầu tư. Đến tháng 2-2015, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định 627/QĐ-UBND-NN về việc giao UBND huyện Quỳ Châu thực hiện nhiệm vụ đền bù, di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng . Sau khi được giao huyện đã tiến hành khảo sát, đo đạc và thống kê số hộ cần di dời tái định cư. Hiện tại, việc khảo sát, quy hoạch một số khu TĐC đã hoàn thành.

Chậm triển khai do thiếu vốn

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Văn Minh, Phó Ban Quản lý dự án Bản Mồng, cho biết theo quy trình thì việc quy hoạch, xây dựng các khu TĐC cho người dân phải được tiến hành trước khi làm dự án. Do làm ngược nên đến giờ chưa triển khai xây dựng khu TĐC cho người dân. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề an cư mà còn ảnh hưởng tới tiến độ thi công của dự án.

Về nguyên nhân dẫn đến trong một thời gian dài dự án “quên” xây dựng các khu TĐC cho người dân, ông Minh cho rằng là do... thiếu vốn xây dựng khu TĐC. “Trong năm 2017, chúng tôi sẽ phối hợp với huyện Quỳ Châu, khảo sát xây dựng các khu TĐC để sớm ổn định cuộc sống cho người dân” - ông Minh cam kết.

Kỳ tới: Lạc nghiệp thành... thất nghiệp

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo