xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thả nổi nguồn phóng xạ

CHÁNH TRUNG

Công tác quản lý, giám sát các thiết bị chứa nguồn phóng xạ tại Việt Nam còn lỏng lẻo, tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường

Hai vụ mất thiết bị chứa phóng xạ vào tháng 9-2014 ở TP HCM và những ngày đầu tháng 4-2015 vừa qua tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tiếng chuông cảnh báo về nguy cơ mất an toàn phóng xạ. Nguyên nhân của tình trạng này là sự chậm trễ triển khai hệ thống giám sát, quản lý các thiết bị phóng xạ.

Phó thác cho doanh nghiệp

Cục An toàn bức xạ và hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cho biết Việt Nam hiện có 24 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ nhóm A (Co-60, Cs-137, Sr-90…, hoạt độ phóng xạ trên 1.000 Ci) trong nghiên cứu, chiếu xạ công nghiệp, xạ trị y tế và lưu giữ. Đối với nguồn phóng xạ nhóm B (Ir-192, Co-60, Cs-137, Se-75..., hoạt độ phóng xạ từ 10 đến dưới 1.000 Ci), có 56 cơ sở dùng trong công nghiệp NDT (chụp ảnh phóng xạ) và thăm dò giếng khoan.

Việc tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất tại Nhà máy Thép Pomina 3 được tập trung ở các bãi rác và vựa ve chai  Ảnh: NGỌC GIANG
Việc tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất tại Nhà máy Thép Pomina 3 được tập trung ở các bãi rác và vựa ve chai Ảnh: NGỌC GIANG

Các nguồn phóng xạ sử dụng trong các thiết bị chụp ảnh phóng xạ, kiểm tra chất lượng các mối hàn… có hoạt độ cao, được dùng trong các thiết bị di động và được các cơ sở mang đi chiếu chụp tại hiện trường. Đây chính là nhóm có nguy cơ mất an toàn cao và có thể gây ảnh hưởng đến xã hội.

Cả nước hiện có khoảng 60 cơ sở được cấp giấy phép chụp ảnh phóng xạ với gần 1.000 nguồn phóng xạ (bao gồm cả nguồn đang sử dụng di động hoặc lưu giữ tại các kho).

Thống kê của Sở KH-CN TP HCM cho thấy hiện có hơn 1.200 nguồn phóng xạ với 10 chủng loại khác nhau, được sử dụng tại 624 cơ sở y tế trên địa bàn TP. Ngoài ra, 67 cơ sở đang sử dụng 241 và lưu giữ 39 nguồn phóng xạ trong lĩnh vực công nghiệp… Theo các chuyên gia, nhóm nguồn phóng xạ này cần được quản lý và giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chuyên ngành. Thế nhưng, hiện chúng đang bị “thả nổi” cho các đơn vị, doanh nghiệp sở hữu.

Cần có tổ ứng phó sự cố

Sau sự cố mất thiết bị chụp ảnh có chứa phóng xạ tại Công ty TNHH Apave Châu Á - Thái Bình Dương (TP HCM) ngày 15-9-2014, UBND TP HCM đã kiến nghị Bộ KH-CN nghiên cứu và ban hành quy định bắt buộc phải gắn thiết bị định vị đối với các nguồn/thiết bị phóng xạ nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm soát trong quá trình sử dụng và lưu giữ tại các cơ sở/nhà máy được cấp phép.

UBND TP HCM cũng yêu cầu Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) phối hợp với Sở KH-CN khảo sát và gắn thiết bị định vị phóng xạ. Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC, cho biết quản lý nguồn phóng xạ bằng hệ thống định vị cho phép theo dõi có bao nhiêu thiết bị đang ở trạng thái nào (di chuyển, đứng yên,…) và vị trí trực quan trên bản đồ với các màu sắc cũng như biểu tượng rõ ràng. Đồng thời, có thể tìm kiếm nhanh một thiết bị bất kỳ và xem lại lịch sử hành trình, trạng thái thiết bị phóng xạ trong quá khứ.

“Đến nay, ICDREC đã hoàn thành thiết kế và chế tạo mẫu 2 phiên bản thiết bị bảo đảm các điều kiện kỹ thuật do Bộ KH-CN quy định. Trong đó, phiên bản 1 định vị, giám sát vị trí, hành trình nguồn phóng xạ và phiên bản 2 có bổ sung khả năng giám sát suất liều phóng xạ. Thiết bị có các đặc tính giám sát vị trí nguồn phóng xạ theo cả 2 công nghệ vệ tinh GPS và viễn thông Cell ID; có thể giám sát hành trình khi nguồn phóng xạ di chuyển; cảnh báo khi thiết bị giám sát bị tháo gỡ khỏi nơi lắp đặt và khi không còn tồn tại nguồn phóng xạ…” - ông Hoàng nói.

Ngoài ra, UBND TP HCM cũng đề nghị với Bộ KH-CN được thành lập tổ ứng phó sự cố phóng xạ, bức xạ để kịp thời phát hiện, xử lý các nguồn phóng xạ, bức xạ được phát hiện tàng trữ trái phép tại các khu dân cư.

Theo ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, thời gian qua đã xảy ra sự cố mất các nguồn phóng xạ nhỏ, gây nên những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của người dân. “Với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ hiện nay ở nước ta, việc quan tâm để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ cần tiếp tục được nâng cao, trước hết là tại các cơ sở sử dụng và cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân. Để thực hiện tốt việc này, cần tổ chức thực hiện tốt đề án bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã được Chính phủ ban hành và xây dựng an ninh phóng xạ trong các tổ chức, cơ quan liên quan” - ông Tấn nêu quan điểm.

Triển khai dự án RADLOT

Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đang hợp tác với chính phủ Hàn Quốc, được sự hỗ trợ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), triển khai dự án RADLOT nhằm bảo đảm an ninh cho các nguồn phóng xạ NDT.

RADLOT là hệ thống cho phép giám sát theo thời gian những máy chụp ảnh dùng nguồn phóng xạ NDT. Thông qua việc kiểm soát này, cho phép cơ quan quản lý và các đơn vị sử dụng phản ứng tức thì tới các hành động tiếp cận trái phép, giúp tăng cường an toàn và an ninh đối với nguồn phóng xạ.

 

Sẽ thanh tra Nhà máy Thép Pomina 3

Ngày 8-4, việc tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất tại Nhà máy Thép Pomina 3 vẫn được tiến hành, đường dây nóng của Sở KH-CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục mở để nhận thông tin từ người dân.

Ông Vương Hữu Tấn cho biết để mất nguồn phóng xạ là do việc quản lý lỏng lẻo từ phía Nhà máy Thép Pomina 3. “Cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra những người trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý và có biện pháp xử lý theo đúng pháp luật” - ông Tấn nói.

Theo ông Tấn, nguồn phóng xạ bị mất rất nặng, chắc chắn bảo vệ nhà máy sẽ không cho đưa ra khỏi cổng nên vẫn phải điều tra theo hướng người lấy đã sử dụng xe để vận chuyển. Khi được hỏi tại sao biển báo màu vàng trên nguồn phóng xạ không dịch ra tiếng Việt để người dân dễ dàng nhận diện, ông Tấn cho biết theo quy định thì phải có tiếng Việt nhưng đây là thiết bị cố định nhập từ nước ngoài nằm trong dây chuyền.

“Đây chính là sơ suất trong việc quản lý của Nhà máy Thép Pomina 3 khi không thông báo cho cơ quan quản lý biết. Khi tháo ra, họ không đưa vào kho bảo quản theo quy định. Chúng tôi sẽ tiến hành thanh tra toàn diện Nhà máy Thép Pomina 3” - ông Tấn khẳng định. Ng.Giang

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo