xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thắc thỏm bên dòng Đakrông

Bài và ảnh: QUANG NHẬT

Chỉ 30 km trên đoạn sông Đakrông từ xã Húc Nghì đến xã Đakrông đã có đến 4 nhà máy thủy điện đang thi công khiến người dân mất 46 ha đất. Nhiều nơi thiếu đất sản xuất trầm trọng, nguy cơ thiếu đói cao

img

Học sinh thôn Vôi hằng ngày phải lội qua sông Đakrông để đến trường

Sông Đakrông bắt nguồn từ động A Pong, Côcava ở gần biên giới Việt - Lào. Trên đường chảy về đồng bằng, sông Đakrông nhận thêm nước từ nhiều khe suối và khi tới dưới chân đèo Khe Sanh hòa vào sông Rào Quán.

Vất vả đường đến trường

Cách đập thủy điện Đakrông 3 chưa tới 5 km, ở phía bên kia dòng sông Đakrông, 15 hộ dân với 83 nhân khẩu của thôn Vôi có một cuộc sống tách biệt với những thôn khác của xã Tà Long. Muốn qua đây, chỉ có cách lội băng dòng nước sông với chiều ngang gần 100 m. Tại khúc sông này, sau khi bị đóng cửa mỏ khai thác vàng, Công ty TNHH Mai Hoàng hoàn thổ quá sơ sài nên tạo ra các dải đất đá hỗn độn giữa lòng sông.

Hai tuần sau sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3, chúng tôi đến khu vực này để tìm cách qua ngôi làng biệt lập vào giờ học sinh tan trường buổi sáng. Giữa dòng sông, Hồ Văn Chước, học sinh lớp 5 điểm trường Trại Cá, thuộc Trường Tiểu học Tà Long, một tay đưa lên cao cầm áo quần và cặp sách tránh khỏi ướt, tay kia dắt đứa em gái 5 tuổi cùng qua sông.

Khi đi ra giữa dòng, nước sông chảy mạnh, em của Chước bị tuột khỏi tay người anh trai nên bị nước đẩy ra một đoạn khá xa khiến em sợ hãi và khóc thét lên. Lúc đó, bất chấp áo quần, sách vở bị ướt, Chước lội rất nhanh, kịp nắm lấy tay em trước khi bị nước đẩy đi xa hơn. Mãi 20 phút sau, hai anh em mới lên được bên kia bờ.

Ngoài hai anh em Chước, vào giờ tan học luôn có gần 30 học sinh mẫu giáo và tiểu học ở ngôi làng tách biệt này cũng chỉ có một cách là lội sông về nhà. Đa số các em phải cởi bỏ hết áo quần, giày dép để lội qua sông. Nước sông khi không có lụt cao 1 m nên phải mất 30 phút, các em mới qua được bên kia bờ.

Bà Hồ Thị Kim, một người dân sống ở ngôi làng tách biệt này, lo lắng: “Hôm rồi, thủy điện bị vỡ, may mà trúng ngày nghỉ, các em không qua sông nên không xảy ra tai nạn. Nếu vỡ đập thủy điện lần nữa thì không biết số mạng của dân làng chúng tôi sẽ ra sao?”. Ông Lê Xuân Tang, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, cho biết ngôi làng này đã tồn tại từ bao đời nay nhưng do không có kinh phí, đất đai di dời nên họ đành chấp nhận sống bên kia sông.

Dân lo lắng

Theo ông Lê Phước Chưởng, Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đakrông, đoạn sông Đakrông từ xã Húc Nghì đến xã Đakrông chỉ dài khoảng 30 km nhưng hiện có 4 nhà máy thủy điện loại nhỏ đang thi công. Trong đó, thủy điện Đakrông 1 ở xã Húc Nghì do Công ty CP Đầu tư Điện lực 3 đầu tư với diện tích hồ chứa 65 ha, công suất máy 12 MW; cách đó khoảng 10 km là thủy điện Đakrông 3 (8 MW, xã Tà Long), do Công ty CP Thủy điện Trường Sơn đầu tư;  thủy điện Đakrông 4 (20 MW, xã Ba Nang) nằm cách đó 10 km, do Công ty CP Thượng Hải đầu tư;  nằm cuối cùng của dòng sông là công trình thủy điện Đakrông 2 do Công ty CP Thủy điện Đakrông 2 đầu tư tại xã Đakrông, công suất 18 MW.

Để xây dựng các thủy điện này, người dân bị mất 46 ha đất rừng và đất sản xuất nên nhiều nơi rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất trầm trọng, nguy cơ thiếu đói cao. Trong đó, lo nhất là xã Húc Nghì, vì có tới 50% diện tích đất sản xuất đã bị thủy điện Đakrông 1 lấy.

Theo ông Tang, sau sự cố đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ, người dân xã này rất lo sợ bởi chất lượng công trình có vấn đề và chủ đầu tư tích nước sai quy trình. “Ngoài việc chưa được đền bù thì 13 hộ dân ở đây rất lo lắng vì cách tính mức tràn lòng hồ của chủ đầu tư. Nếu họ tính như thế thì chắc chắn mùa mưa lũ nhà dân sẽ bị nhấn chìm, rất nguy hiểm” - ông Tang khẳng định.

Người dân tại đây đều cho rằng  vào mùa lũ, nước sông Đakrông dâng rất cao, có đoạn nhấn chìm cả đường Hồ Chí Minh nhưng mùa khô thì nước nhỏ giọt. Vì vậy, nếu đập thủy điện không bảo đảm an toàn thì mùa mưa lũ rất nguy hiểm còn mùa khô rất dễ xảy ra hạn hán. Ông Chưởng khẳng định chắc chắn thủy điện sẽ có tác động đến môi trường.

Chỉ kiểm tra thông qua báo cáo!

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết theo quy định của Nhà nước về quản lý việc xây dựng công trình thủy điện thì Sở Xây dựng có vai trò trong quản lý giám sát chất lượng công trình. Tuy nhiên, đơn vị này không thể kiểm tra từng mẻ bê tông khi xây dựng mà chỉ thông qua văn bản do chủ đầu tư báo cáo. “Luật đã quy định rõ chủ đầu tư chịu mọi trách nhiệm từ tiến độ thi công, chất lượng công trình còn cơ quan Nhà nước chỉ vào cuộc khi thấy cần thiết hoặc có yêu cầu từ phía chủ đầu tư. Nếu mình can thiệp đến từng mẻ bê tông thì họ sẽ bảo là cản trở, gây khó khăn” - ông Tuấn phân trần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo