Trả lời các câu hỏi chất vấn còn “nợ” từ hôm trước của một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về hoạt động thanh tra, giám sát thực hiện trần lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết trong 6 tháng đầu năm 2011, đã có hàng ngàn cuộc thanh tra từ Trung ương đến địa phương nhưng không phát hiện và xử lý được bất kể trường hợp nào. “Chúng tôi thừa nhận đấy là yếu kém, trì trệ của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng và trách nhiệm đó thuộc về lãnh đạo NHNN” - Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận lỗi. Thái độ này được Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng sau đó đánh giá là “khẳng khái”.
Mất cán bộ, mất tiền, có tội...
Thống đốc Nguyễn Văn Bình một lần nữa thừa nhận yếu kém và khẳng định sẽ có biện pháp rất quyết liệt để chấn chỉnh lại hoạt động thanh tra, giám sát trong thời gian sắp tới, lấy lại niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
SJC sẽ độc quyền thị trường vàng?
Liên quan đến giải pháp quản lý thị trường vàng, một số ĐBQH tỏ ý lo ngại sẽ có tình trạng độc quyền đi cùng lợi ích nhóm. “Thống đốc có cam kết là sẽ không xảy ra hiện tượng thống lĩnh, độc quyền thị trường về giá vàng khi chỉ còn một doanh nghiệp là Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) độc quyền sản xuất vàng miếng hay không?”- ĐB Đặng Xuân Huy (Đồng Tháp) băn khoăn.
Người đứng đầu NHNN trấn an: SJC là đơn vị thuộc Thành ủy TPHCM, hiện đã chiếm 90% thị trường và sắp tới, doanh nghiệp này sẽ trực thuộc NHNN, vàng của SJC là vàng của NHNN. Khi điều kiện cho phép sẽ in tên viết tắt của NHNN là SBV lên để người mua vàng yên tâm. Biện pháp này bảo đảm Nhà nước vẫn giữ được yêu cầu độc quyền trong quản lý và sản xuất vàng miếng, đồng thời tiết giảm được chi phí trong sản xuất.
“Siết sản xuất và kinh doanh vàng miếng theo nguyên tắc Nhà nước độc quyền. Nếu có nhóm lợi ích ở chỗ này thì các nhóm lợi ích đó là đi trái lại lợi ích của quốc gia, không được chấp nhận và không tồn tại trong thời gian tới” - Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Giá bán lẻ điện năm 2012 tăng hơn 10% Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết dự kiến giá bán lẻ điện năm 2012 sẽ tăng hơn 10% so với giá bán lẻ điện năm 2011. Con số giá điện năm 2012 là 1.242 đồng/KWh ông nói trên diễn đàn QH hôm 24-11 mới là giá thành, chưa bao gồm các khoản chi phí khác. Các chi phí khác trong giá điện năm 2012 còn bao gồm phân bổ 1/4 khoản lỗ 8.040 tỉ đồng trong hoạt động kinh doanh điện năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); 1/3 chênh lệch tỉ giá hơn 15.000 tỉ đồng… Tuy nhiên, mức tăng giá điện năm 2012 sẽ ở khoảng trên 10% nhưng thấp hơn mức tăng 15,28% của năm ngoái. |
“Chốt” lời hứa của bộ trưởng Tổng kết phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 2, QH khóa XIII, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không khí rất thẳng thắn, tâm huyết, đầy trách nhiệm và rất nghiêm túc. Trong 2 ngày rưỡi đã có 175 lượt ĐB QH trực tiếp đặt câu hỏi chất vấn các bộ trưởng, trong đó có 22 chất vấn Thủ tướng trên nghị trường. “Các câu hỏi đặt ra đúng trọng tâm vào những vấn đề đã lựa chọn, những vấn đề quan trọng, bức xúc liên quan tới sự quan tâm của QH, cử tri cả nước” - Chủ tịch QH đánh giá. Khép lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch QH đã ghi lại những cam kết, lời hứa cũng như yêu cầu với các thành viên Chính phủ. Đối với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng là giảm tai nạn giao thông hằng năm 5% - 10% từ năm 2012; giảm mức độ ùn tắc ở 2 TP lớn (Hà Nội và TPHCM) và những trục đường quan trọng, nhất là những sự cố ùn tắc tới trên 30 phút. Với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát là việc tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 5 năm (2011 - 2015) tăng gấp đôi 5 năm trước; đến năm 2016 - 2020 tăng gấp đôi mức đầu tư của 5 năm trước. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận sẽ là xây dựng đề án liên quan tới việc đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế. Với vị “tư lệnh” tài chính Vương Đình Huệ là điều hành theo cơ chế thị trường đối với giá điện, giá than, giá xăng dầu, giá dịch vụ công thiết yếu có lộ trình; đi theo đó là công khai, minh bạch, rõ ràng tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phải bảo đảm trong quá trình điều chỉnh cơ cấu, không được gây sốc cho kinh tế vĩ mô, gây đổ vỡ cho kinh tế vĩ mô và có những biện pháp tích cực để giải quyết một cách khẩn trương những ngân hàng yếu. H.Thành |
Bình luận (0)