xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thanh tra dự án Núi Pháo theo kế hoạch

Thế Dũng - Phương Nhung

Theo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, việc thanh tra MobiFone mua 95% cổ phần của AVG do Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu

Chiều 2-8, chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7-2016, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), người phát ngôn của Chính phủ - đã giải đáp hàng loạt vấn đề nóng như thanh tra dự án khoáng sản Núi Pháo, MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty CP Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), an toàn thông tin mạng...

Hướng dẫn, chấn chỉnh Công ty Núi Pháo

Trả lời báo chí về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) quyết định thanh tra toàn diện dự án khoáng sản Núi Pháo (Thái Nguyên), Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết ngày 25-11-2015, Bộ trưởng Bộ TN-MT đã phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2016. Theo đó, tại tỉnh Thái Nguyên, bộ sẽ thanh tra một số cơ sở, KCN và cụm công nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo (gọi tắt là Công ty Núi Pháo).

Dự án khoáng sản Núi Pháo gây ô nhiễm môi trường, bị người dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên khiếu kiện Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Dự án khoáng sản Núi Pháo gây ô nhiễm môi trường, bị người dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên khiếu kiện Ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Cụ thể, dự án khoáng sản Núi Pháo được Bộ TN-MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do vậy, bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra về TN-MT đối với Công ty Núi Pháo theo kế hoạch hoặc đột xuất theo quy định. Mới đây, vào tháng 6-2016, người dân xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã khiếu kiện, tụ tập đông người phản đối về tình trạng ô nhiễm môi trường đối với dự án khoáng sản Núi Pháo.

Đến ngày 14-7, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Công văn 147 báo cáo về quá trình giải quyết các vấn đề môi trường của Công ty Núi Pháo và các khiếu nại, kiến nghị của người dân xã Hà Thượng. Cùng ngày, Bộ TN-MT đã làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về việc đẩy nhanh tiến độ thanh tra TN-MT tại tỉnh (trong đó có Công ty Núi Pháo), dự kiến vào đầu tháng 8-2016.

“Việc thanh tra toàn diện về TN-MT đối với Công ty Núi Pháo là hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước. Qua thanh tra, Bộ TN-MT sẽ cùng với UBND tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn, chấn chỉnh Công ty Núi Pháo phải thực hiện đúng pháp luật; nếu phát hiện các vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định, đồng thời giải quyết thỏa đáng các kiến nghị, khiếu nại của người dân” - ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Mất an toàn thông tin do thiết bị Trung Quốc?

Tại cuộc họp báo, người đứng đầu VPCP đã nhận được hàng loạt câu hỏi liên quan đến vấn đề thanh tra toàn diện việc MobiFone mua 95% cổ phần của AVG. Ông Mai Tiến Dũng cho biết MobiFone là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên đang tiến hành cổ phần hóa. Việc mua cổ phần là hoạt động đầu tư lớn của doanh nghiệp và cần cẩn trọng.

Văn phòng Trung ương Đảng đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Ban Bí thư đề nghị cơ quan chức năng thanh tra, làm rõ việc MobiFone mua 95% cổ phần của AVG. Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ủy quyền cho Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện vụ mua bán này. “Vì đây là yêu cầu của Ban Bí thư nên việc thanh tra vấn đề gì thì khi có kết quả sẽ thông tin đến báo chí” - ông Dũng nói.

Về vụ tin tặc tấn công mạng 2 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), Nội Bài (Hà Nội) và trang web của Vietnam Airlines rồi đưa thông tin xuyên tạc, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, trước 2 giờ xảy ra sự cố, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERN) đã cảnh báo 2 sân bay này và Vietnam Airlines. VNCERN cũng có văn bản hướng dẫn các cơ quan, địa phương thực hiện những biện pháp phòng ngừa. Đến nay, hệ thống của 2 sân bay đã trở lại hoạt động bình thường.

“Sự cố này cho thấy chúng ta phải tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin. Đảng, nhà nước, Chính phủ đã có nhiều văn bản, quyết định, kế hoạch liên quan đến vấn đề bảo đảm an toàn an ninh mạng. Chúng ta cần đầu tư, quan tâm, xây dựng quy trình, quy định, tập huấn… để nâng cao hơn nữa khả năng ngăn chặn tấn công” - Bộ trưởng Trương Minh Tuấn lưu ý.

Về thông điệp tin tặc mang màu sắc chính trị, ông Tuấn cho hay những dấu vết ban đầu để lại sau vụ tấn công cho thấy là nhóm hacker 1937CN song theo nguyên tắc thì phải tìm ra thủ phạm với đầy đủ bằng chứng buộc tội, đồng thời nhóm hacker này cũng chối bỏ trách nhiệm. Vì vậy, cơ quan chức năng phải làm rõ thủ phạm là ai. “Đề nghị cộng đồng mạng tránh những hành vi khiêu khích không cần thiết các nhóm hacker nước ngoài và tuân thủ pháp luật, đạo đức để tránh thiệt hại cho đất nước” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Về các nguy cơ đối với hạ tầng viễn thông Việt Nam khi phần lớn hệ thống mạng của nước ta sử dụng các thiết bị do Trung Quốc cung cấp, trong đó có Huawei là hãng bị nhiều nước “cấm cửa”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định không thể bảo đảm an ninh mạng nếu chỉ phụ thuộc vào một nhà mạng.

Theo ông Tuấn, hiện nhiều nước công khai cáo buộc các hãng Trung Quốc về nguy cơ mất an toàn thông tin. Thừa nhận thực tế hiện nay các nhà mạng lớn của Việt Nam như Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sử dụng thiết bị Trung Quốc, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng có nhiều nguyên nhân khác nhau như hoàn cảnh lịch sử, chính sách, pháp luật, trong đó có luật về đấu thầu.

Theo bộ trưởng, luật pháp của Việt Nam không quy định cấm các trang thiết bị của Trung Quốc cũng như không phân biệt đối xử với các doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, bộ trưởng cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng liên quan sẽ rà soát, có chính sách cụ thể bảo đảm an toàn đối với các hệ thống thông tin quan trọng.

Dự án ngàn tỉ để… đuổi chim là cần thiết

Với đề xuất của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) về việc đầu tư một dự án lên đến 1.162 tỉ đồng tại 2 sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất nhằm xử lý kịp thời toàn bộ chim, vật thể lạ có nguy cơ uy hiếp trực tiếp tới an toàn bay, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết theo quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay, chúng ta vẫn đuổi chim, phát hiện vật thể lạ trên đường băng bằng phương pháp thủ công nên rất bất lợi. Nhiều nước đã dùng phương pháp hiện đại như hồng ngoại, phát điện. “Đây là dự án cần thiết nhưng suất đầu tư lớn nên ngành hàng không cần xem xét khả năng huy động nguồn lực xã hội hóa” - ông Dũng dẫn ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo