xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tháo “nút thắt” cho nền kinh tế

Bảo Trân

Chính phủ nhìn nhận hội nhập kinh tế quốc tế đã làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế và 10 vướng mắc, “nút thắt” trong giai đoạn vừa qua cần rốt ráo xử lý

Ngày 21-12, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe Chính phủ báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 1052/UBTVQH13 ngày 24-10-2015 về một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Làm rõ yếu tố cản trở hội nhập

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế theo chủ trương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nêu lên 10 vướng mắc chính trong giai đoạn vừa qua, trong đó nhấn mạnh hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế; cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản; tăng trưởng của nước ta thời gian qua phần nhiều dựa vào các yếu tố như tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức, công nghệ.

Góp ý báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng trong 10 vướng mắc được chỉ ra, cần xác định đâu là nguyên nhân cốt lõi gây cản trở cho sự phát triển của xã hội.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ sẽ cố gắng chủ động, hoàn thiện thể chế trong nước phù hợp với cam kết quốc tế Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ sẽ cố gắng chủ động, hoàn thiện thể chế trong nước phù hợp với cam kết quốc tế Ảnh: TTXVN

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải băn khoăn khi nhóm nhiệm vụ về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá chưa nhiều trong báo cáo, chỉ khoảng 10 dòng. Trong kiến nghị của Chính phủ cũng vắng bóng nội dung này. Trong khi đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng báo cáo của Chính phủ cần nêu ra những giải pháp đã thực hiện từ khi có Nghị quyết 1052 nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cần có lộ trình thực hiện mục tiêu như nghị quyết yêu cầu chứ không chỉ nêu một số chỉ tiêu về lao động. Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế, Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức thành lập từ ngày 31-12-2015, cho phép được tự do di chuyển trong 8 ngành nghề. Do đó, việc bổ sung các giải pháp là cần thiết, góp phần thực hiện chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm trên 5,5% theo Nghị quyết 05-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Không để “thua trên sân nhà”

Để tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai, đánh giá sát, toàn diện việc thực hiện Nghị quyết 1052; đồng thời chỉ đạo chính quyền địa phương tham gia tích cực hơn nữa vào việc triển khai nghị quyết này.

Làm rõ thêm những vướng mắc, “nút thắt” cản trở phát triển khi hội nhập, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ rất quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ sản xuất doanh nghiệp, trong đó có nhiều nội dung đang triển khai. Về hội nhập, Chính phủ sẽ cố gắng chủ động, hoàn thiện thể chế trong nước phù hợp với cam kết quốc tế. “Chính phủ đang giao Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu, chứ không để họ dẫn dắt cuộc chơi. Phải tính đến tình huống nếu các nước khác khởi xướng một “cuộc chơi” thay cho TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) thì mình tham gia như thế nào, có lo ngại “thua ngay trên sân nhà” hay không” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng còn chỉ rõ giai đoạn 2016-2020, Chính phủ xác định phải xử lý các vấn đề nội tại như nợ xấu, nợ công, các doanh nghiệp làm ăn yếu kém. “Ngoài 5 dự án lãng phí kém hiệu quả vừa báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ hai vừa rồi, còn 7 dự án nữa và hiện Chính phủ đang xử lý. Cơ cấu lại vùng lĩnh vực như thế nào rồi hoàn thiện thể chế chính sách” - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng nhìn nhận khâu kém nhất chính là tổ chức thực hiện và Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo phải chuyển động cả hệ thống chính trị. Hiện đã cắt giảm 36/280 thủ tục hành chính quốc gia; 73 nhóm thủ tục đang giao cho các bộ, ngành rà soát để cắt giảm nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, rút ngắn thực thi giữa văn bản pháp luật với thực tế…

Cho ý kiến 3 đề án về kiểm toán

Chiều cùng ngày, UBTVQH thảo luận, cho ý kiến về 2 đề án: “Tổ chức, biên chế của Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; đề án “Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức của kiểm toán”. UBTVQH cũng cho ý kiến về đề án và kịch bản tổng thể tổ chức Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14) do Việt Nam đăng cai tổ chức vào năm 2018.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo