xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu lợi từ tàu cá vỏ composite

Bài và ảnh: KỲ NAM

Với nhiều tính năng nổi trội, tàu composite đang được ngư dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ưu tiên đóng mới

Ngày 9-6, ông Đinh Đức Tiến, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy (UninShip) thuộc Trường ĐH Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), cho biết hiện mỗi tháng, viện này hạ thủy 2 tàu composite giao cho các ngư dân.

Ông Trần Văn Đạt, chủ tàu cá vỏ composite Gia Bảo 01 (số hiệu KH 92179 TS, hành nghề lưới vây), cho biết tàu hạ thủy được 2 tháng và đã đi 4 chuyến biển. Trong đó, 2 chuyến có lãi 100-120 triệu đồng, 2 chuyến đủ vốn. Từ ngày chuyển từ tàu gỗ sang tàu vỏ composite, ông rất phấn khởi vì tàu hoạt động rất tiết kiệm nhiên liệu. Tàu dài 24 m, nếu bằng vỏ gỗ sẽ nặng khoảng 120 tấn, vỏ composite thì chỉ khoảng 70 tấn, mỗi chuyến biển tốn từ 2.300-2.500 lít dầu trong khi tàu vỏ gỗ cùng cỡ tốn 3.000 lít dầu. Bên cạnh đó, hầm bảo quản cách nhiệt rất tốt, giữ được chất lượng cá ngừ đại dương.

Thu lợi từ tàu cá vỏ composite - Ảnh 1.

Hạ thủy tàu composite làm nghề mành chụp đầu tiên ở tỉnh Khánh Hòa

Ông Đạt khoe: "Tàu composite rất tuyệt vời, đặc biệt nhất là khâu muối cá. Vừa rồi, tôi được đơn vị thu mua cá ngừ đại dương thưởng 30 triệu đồng vì giữ được chất lượng cá tốt".

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đánh giá tàu composite hiện được ngư dân trong tỉnh này ưa chuộng. Cả tỉnh đã và đang đóng 26 tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, trong đó có 21 tàu vỏ composite. Các tàu vỏ composite với nhiều dung tích, phù hợp cho nhiều nghề như pha xúc, câu cá ngừ, lưới rút, mành trủ...

Mới đây, tại TP Nha Trang, Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật vào khai thác thủy sản do cho 28 tỉnh, thành phố vùng duyên hải. Tại hội nghị, các chuyên gia đã trình bày chuyên đề về tàu vỏ composite hiện đại. Theo đó, tàu vỏ composite chịu nắng, mưa, hàu hà, bức xạ và nước mặn rất tốt. Ngư dân không tốn nhiều thời gian và chi phí cho bảo dưỡng thân tàu, dễ áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh đó, khi sản xuất dễ tạo dáng, gia công đơn giản, có thể sản xuất hàng loạt và tuổi thọ đến 30 năm.

Theo ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, phát triển tàu đánh cá vỏ composite là quy luật phát triển vật liệu đóng tàu cá của thế giới. Tổng cục Thủy sản cần có quy hoạch cơ sở đóng tàu vỏ composite ở một số địa phương và chuyển giao công nghệ mới này.

Đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho biết hiện cả nước có khoảng 31.000 tàu thuyền khai thác xa bờ nhưng chỉ có 332 tàu vỏ thép, 115 tàu đóng bằng vật liệu composite, còn lại là vỏ gỗ với tuổi thọ và độ an toàn tàu thấp, khả năng cơ giới hóa các khâu sản xuất trên tàu hạn chế. Thời gian tới, Tổng cục Thủy sản sẽ đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp đồng bộ về quy hoạch, cơ chế chính sách, chuyển giao ứng dụng các trang thiết bị hiện đại trên tàu cá, tuyên truyền thay đổi nhận thức của ngư dân về hiện đại hóa tàu cá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo