“Đã 2 tuần nay, chúng tôi dùng chó săn lần mò trong những cánh rừng của Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên tìm phân tê giác làm xét nghiệm ADN để có phương án bảo tồn hiệu quả nhưng vẫn không thấy”.
Thạc sĩ Phạm Hữu Khánh, điều phối viên dự án phát triển du lịch sinh thái của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Cát Tiên, cho biết. Theo thạc sĩ Khánh, loại thú đặc biệt quý hiếm này chỉ còn 3-5 cá thể ở VQG Cát Tiên, không phải 5-10 con như nhiều người dự đoán.
Đứng trước cửa tử
Trên thế giới, hiện chỉ có VQG Cát Tiên và VQG Ujung Kulon ở
Quý hiếm là thế nhưng hiện tê giác của VQG Cát Tiên lại rất dễ bị tuyệt diệt. Ông Phạm Hữu Khánh cho biết gần chục năm nay không thấy dấu chân của tê giác nhỏ ở Cát Tiên, chứng tỏ chúng không sinh sản ở đây.
Thạc sĩ Khánh lý giải: Tê giác là một loài rất nhạy với mọi sự thay đổi, chúng thích sống cô độc trong vùng sinh cảnh rộng và cần sự yên tĩnh. Trong khi đó, VQG Cát Tiên lại náo loạn với việc người dân sống, canh tác trong vùng lõi; mở đường giao thông, khai thác đá, nổ mìn... khiến chúng bị stress không sinh sản được.
Ngoài tê giác, voi ở VQG Cát Tiên cũng đang đứng trước cửa tử. Ông Nguyễn Văn Minh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, rầu rĩ: “Gần đây, tình trạng voi chết cứ ám ảnh chúng tôi. VQG và Khu Bảo tồn thiên nhiên di tích Vĩnh Cửu chỉ có 16 con voi nhưng chỉ trong vòng 3 tháng gần đây đã có 6 con chết”.
Xác một con voi ở Vườn Quốc gia Cát Tiên được phát hiện ngày 8-9. Ảnh: C.T.V
Vụ voi chết mới nhất xảy ra ngày 8-9. Hôm đó, trạm Sa Mách thuộc Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên nhận được tin báo voi chết. Đến nơi, các kiểm lâm viên bàng hoàng khi thấy xác một con voi đực nặng khoảng 500 kg đã bắt đầu phân hủy bên dòng suối Sa Mách, cách ranh giới VQG khoảng 1,5 km.
Ông Minh cho chúng tôi xem kết quả giám định nguyên nhân chết của voi gần đây. Theo đó, cơ quan chức năng phát hiện nhiều chất phốt-pho hữu cơ trong mẫu vật phẩm gửi trưng cầu giám định. Chất này có trong thuốc trừ sâu, diệt cỏ và diệt chuột hiện đã bị cấm.
“Nếu để người dân canh tác, trồng trọt trong khu vực voi sống thì việc họ dùng thuốc độc để phòng vệ voi đến phá hoa màu là khó tránh khỏi. Xung đột giữa voi và người đang lên đỉnh điểm” - một cán bộ VQG Cát Tiên nhận định.
“Hàng nóng” hoành hành
Quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên được xem là lớn nhất VN với khoảng 110 con, song cũng đang lâm nguy. Trung bình mỗi năm, kiểm lâm Cát Tiên phát hiện 2-3 con bò tót bỏ mạng vì súng thợ săn.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, ngoài súng quân dụng, súng thể thao, hiện lực lượng kiểm lâm đang rất lo ngại xu hướng dùng súng tự chế để săn hạ thú quý ngày càng gia tăng. Ông Minh cho biết cách nay vài năm, súng tự chế phải đưa từ Lạng Sơn - Cao Bằng vào nhưng hiện thợ săn địa phương đã “làm chủ công nghệ” chế súng, vì vậy số lượng thú quý bị tiêu diệt trong VQG ngày càng báo động.
Súng săn tự chế của lâm tặc bị kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên thu giữ
“Khi bắn, đạn súng tự chế phun ra theo hình xoắn ốc với hàng loạt viên bi sắt. Bất cứ con gì cũng có thể chết nếu ở trong tầm bắn của súng này” - một kiểm lâm viên miêu tả.
Súng tự chế được giới thợ săn ưa chuộng còn vì chỉ bị xử phạt hành chính nếu bị bắt. Chỉ riêng trong tháng 8-2009, hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên đã thu được 11 khẩu súng săn tự chế. Trước đó, trong năm 2008, hạt cũng đã thu giữ trên 50 súng loại này.
Địa bàn nóng nhất về săn bắn thú hiện nay là khu vực giáp ranh VQG với xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. “Dùng súng tự chế đi săn chỉ bị phạt vài trăm ngàn đồng, trong khi bắn một con thú nặng hơn 1 kg bán được hàng triệu đồng bỏ túi. Cứ đà này, rồi đây VQG Cát Tiên sẽ không còn thú quý” - một cán bộ Phòng Tổ chức hành chính VQG Cát Tiên lo ngại.
Trận đối đầu kinh hoàng Các cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên đến giờ vẫn còn kinh hãi khi nhớ lại trận đối đầu với toán lâm tặc bịt mặt đầu năm 2009 ở khu vực Bàu Sấu. Hôm đó, nhận được tin báo sẽ có người vào săn bắt cá sấu và động vật hoang dã tại Bàu Sấu, hạt kiểm lâm liền cử 5 người đến tuần tra. |
Kỳ tới: “Xẻ thịt” rừng cấm
Bình luận (0)