xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực hiện quyền im lặng để giảm oan sai

Th.Dũng

(NLĐO) - Thảo luận về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự tại hội trường Quốc hội sáng 17-6, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng cần thực hiện quyền im lặng để giảm oan sai.

Theo các ĐB, quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội (thường được gọi ngắn gọn là quyền im lặng).

ĐB Lê Thị Nga phân tích: “Một người là thủ phạm nhưng có thể có hàng chục người bị tình nghi và bị tình nghi chưa phải là có tội. Luật cần đảm bảo quyền này cho những người bị tình nghi khi bản thân họ tự thấy chưa đủ điều kiện về nhiều mặt như kiến thức pháp luật, về thể chất, tinh thần; họ cần thời gian để bình tĩnh suy nghĩ cân nhắc, cần có người trợ giúp về mặt pháp lý để tránh tình trạng tự đưa mình vào tình thế bất lợi, tự buộc tội chính mình”.

Theo bà Nga, thực tế cho thấy lần đầu bị công an triệu tập, nhiều người mất bình tĩnh, thậm chí hoảng loạn, nhất là người ít hiểu biết pháp luật, vị thành niên, người dân tộc thiểu số, có những trường hợp đã tự sát tại nơi lấy lời khai hoặc nơi giam giữ. Vị ĐB là Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH nay dẫn trường hợp anh Hoàng Văn Ngài, người dân tộc H’Mông, tự sát năm 2013 tại Công an Gia Nghĩa - Đăk Nông sau 2 ngày bị triệu tập lên làm việc là một ví dụ. “Quyền tự bảo vệ đó thực chất là một phần quan trọng của quyền bào chữa. Thực hiện quyền này còn giúp giảm tối đa oan, sai” - bà Nga khẳng định.

ĐB Nga cũng cho biết vệc dùng mọi biện pháp (kể cả vũ lực) buộc nghi can phải khai nhận tội mà mình không thực hiện, sau đó hợp thức hóa, ngụy tạo chứng cứ khác cho phù hợp với diễn biến lời nhận tội, rồi lấy đó làm chứng cứ để buộc tội trước tòa. Đây là nguyên nhân gốc rễ của những vụ án oan chấn động dư luận vừa qua, vụ kết tội Huỳnh Văn Nén cùng 5 người khác trong gia đình giết bà Dương Thị Mỹ, vụ Nguyễn Thanh Chấn và vụ Trần Văn Đỡ (Sóc Trăng) là 3 vụ điển hình.

Đồng tình, nhưng để tránh quy định này bị lạm dụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố xét xử, ĐB Vũ Xuân Trường (Nam Định) cho rằng Bộ luật cần làm rõ việc khai báo sớm và thành khẩn là một yếu tố quan trọng để xem xét giảm nhẹ mức án. Còn ĐB Lê Dân Khiết (An Giang) nói: “Đã coi việc không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội là quyền thì không coi đây là tình tiết tăng nặng”. Làm rõ hơn quan điểm trên, ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) nhấn mạnh: “Chế định bào chữa là một thành tố quan trọng để đảm bảo tiến trình tố tụng minh bạch, công bằng. Tôi đề nghị dự thảo Bộ luật quy định bị can, bị cáo được quyền im lặng cho đến khi có người bào chữa tham gia tiến trình tố tụng”.

Ghi âm, ghi hình: Tốn kém cũng làm vì quyền con người

Nhiều ĐB ủng hộ quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can. ĐB Vũ Xuân Trường phát biểu: “Làm việc mà có máy quay, máy ghi âm theo dõi chắc không ai thích thú gì đâu nhưng phải làm để để bảo đảm tính khách quan, hạn chế bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra. Ngoài ra, không nên giới hạn “một số trường hợp”, vì biết trường hợp nào thì ghi, trường hợp nào không?”.

Trước băn khoăn về nguồn kinh phí để mua sắm trang, thiết bị ghi âm ghi hình, BĐ Nguyễn Trọng Trường bình luận: “Có rất nhiều thiết bị ghi âm, ghi hình trên thị trường với giá chỉ trên dưới 1 triệu đồng. Để khắc phục tình trạng bức cung nhục hình thì bỏ ra khoản tiền ấy cũng hợp lý”.

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đồng tình: “Tốn kém cũng phải làm, vì liên quan đến quyền con người, hơn nữa với công nghệ hiện nay thì cũng không phải chi phí lớn. Nên ghi âm ghi hình 100% các cuộc hỏi cung”.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo