xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương vụ xương máu

KIM CƯƠNG - NHƯ PHÚ

Ban đầu, UBND tỉnh Đồng Nai bán hết đất nhà lao Tân Hiệp bao gồm 53.200 m2 nhưng vì vấp phải sự phản đối từ nhiều phía nên thu hồi lại một phần nhỏ đất cho di tích. Người trực tiếp ký bán đất nhà lao Tân Hiệp cho Ngân hàng Công Thương với giá 3,9 tỉ đồng là ông Đặng Văn Tiếp, nguyên phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đồng Nai

Đất nhà lao Tân Hiệp hiện đã bị cắt thành hai mảnh. Mảnh lớn (nơi trước đây có nhiều hạng mục quan trọng như 8 trại tù, chuồng cọp, phòng cải hối...) nay đã bị san lấp làm nền xây dựng tòa nhà trung tâm đào tạo cán bộ của Ngân hàng Công Thương. Mảnh này hiện là “đất vàng” vì có hai mặt tiền tiếp giáp với Quốc lộ 1A và đường Dương Tử Giang vừa mới được mở năm 2007. Còn mảnh nhỏ nằm tĩnh lặng phía sau cổng nhà lao. Tại đây có  vài căn phòng trưng bày ảnh, hiện vật của nhà lao. Các phòng trưng bày đều bị khóa trái cửa, có phòng cửa kính đã vỡ toác. Mặc dù là di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng trông thật nhếch nhác và tiêu điều.

img
Nhà lao Tân Hiệp nay không một bảng hiệu (ảnh lớn). Sơ đồ toàn bộ nhà lao Tân Hiệp thời trước, phần được viền quanh là khoảnh đất có những hạng mục cũ của nhà lao nay còn sót lại. Ảnh: N.Bích - N. Phú

Bán cả 6 trại “chuồng cọp”


Sau giải phóng, nhà lao Tân Hiệp được giao cho Công an tỉnh Đồng Nai quản lý làm nơi giam giữ phạm nhân với tên gọi là trại giam B5. Theo kết quả đo đạc của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai vào năm 1993, tổng diện tích đất nhà lao là 53.200 m2. Tài liệu chúng tôi thu thập được cho thấy sau khi có sự chấp thuận của Thường trực UBND tỉnh Đồng Nai, ngày 18-3-1993 Công an tỉnh Đồng Nai đã ký hợp đồng bán toàn bộ nhà, mặt bằng trại giam B5. Tiếp đó, ngày 5-4-1993, UBND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định, trong đó ghi rõ: “Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho Công an tỉnh được bán toàn bộ nhà cửa và vật kiến trúc của trại giam B5 cho Ngân hàng Công Thương Đồng Nai kèm theo quyền sử dụng đất có tổng diện tích 53.200 m2 với giá 3,9 tỉ đồng”.  Đến tháng 3-1994, UBND tỉnh ký quyết định thu hồi lại 1.908 m2 đất đã được bán cho Ngân hàng Công Thương, giao cho Sở VHTT (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) quản lý. Phần đất nhỏ này về sau được Bộ VHTT (cũ) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia với danh xưng “Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp”.


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trùng Phương, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, xác nhận: Ban đầu, UBND tỉnh muốn bán hết cả khu đất nhà lao cho Ngân hàng Công Thương nhưng bị ông và nhiều cựu tù chính trị phản đối nên tỉnh đã thu hồi lại một phần nhỏ đất. Điều đáng nói là chủ trương bán đất nhà lao Tân Hiệp không được UBND tỉnh đưa ra tập thể lấy ý kiến. Ông Phương cho rằng lúc đó ông là phó chủ tịch tỉnh nhưng cũng ngỡ ngàng khi nghe chuyện này. Theo ông Phương, việc bán đất nhà lao Tân Hiệp là chủ ý của một vài lãnh đạo tỉnh, người trực tiếp ký bán đất là ông Đặng Văn Tiếp, nguyên phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đồng Nai.


Hội Cựu chiến binh TP Biên Hòa khi làm đơn gửi Chủ tịch nước (ngày 10-7-1993) đề nghị ngăn việc bán đất nhà lao Tân Hiệp cũng nêu rõ chính ông Đặng Văn Tiếp, nguyên phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đồng Nai, là người ký văn bản bán đất nhà lao cho Ngân hàng Công Thương với giá 3,9 tỉ đồng. Hội không hay biết việc này, đến khi thấy các trại giam của nhà lao bị phá bỏ mới tá hỏa.


Chúng tôi trực tiếp chất vấn ông Đặng Văn Tiếp về chuyện bán đất nhà lao cách đây 16 năm, ông Tiếp nói rằng ông không nhớ rõ lúc đó ông có phải là người ký văn bản bán đất hay không vì đã quá lâu rồi (?).


Đến nay, nhà lao Tân Hiệp chỉ còn lại cổng, một lô cốt, hai nhà kho cất vũ khí. Đối chiếu với sơ đồ của Mỹ để lại, khu nhà lao đã bị phá bỏ 15 hạng mục với 6 trại “chuồng cọp”, 8 pháo đài, chòi canh, nhà giám thị... Trong đó, đáng tiếc nhất là hạng mục các trại tù “chuồng cọp”, nơi biệt giam các tù nhân chính trị, cũng đã bị xóa sổ.


Bán rồi mới đề nghị công nhận di tích


Mặc dù đã bán gần hết đất nhà lao nhưng UBND tỉnh Đồng Nai lại đem hồ sơ nhà lao Tân Hiệp ứng tuyển di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong quyết định ban hành ngày 27-12-1993, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu “Sở VHTT tỉnh tiến hành lập hồ sơ khoa học trình Bộ VHTT xem xét, xếp hạng theo đúng pháp lệnh “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Nhà nước”.


Theo một cán bộ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, sau khi hồ sơ xét tuyển được trình lên Bộ VHTT, bộ đã cử đoàn cán bộ về nhà lao Tân Hiệp để khảo sát. Tại đây, đoàn khảo sát “té ngửa” vì tất cả hạng mục quan trọng của nhà lao đã bị phá bỏ, phần lớn đất đã bị bán, chỉ còn lại một khoảnh đất nhỏ. Vì lẽ đó, nhà lao Tân Hiệp không đủ điều kiện để được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Khoảnh đất nhỏ còn sót lại nói trên sau đó được bộ công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia (quyết định ký ngày 15-10-1994) với danh xưng: “Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp”.

Chờ hợp thức hóa

Năm 2006, ông Nguyễn Trọng Tâm, nguyên bí thư Đảng ủy nhà lao Tân Hiệp, có đơn phản ánh vụ việc này với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN và UBND tỉnh Đồng Nai. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước và UBND tỉnh đã chỉ đạo Ngân hàng Công Thương VN và Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở VHTT thực hiện các thủ tục pháp lý để mở rộng diện tích đất nhà lao. Đến tháng 5-2007, UBND tỉnh Đồng Nai mới ký quyết định thu hồi thêm một diện tích đất nữa từ Ngân hàng Công Thương để mở rộng di tích nhà lao hiện hữu.

Như vậy, sau nhiều lần ký quyết định thu hồi từ diện tích đất đã bán sạch trước đó là 53.200 m2, đến nay phần đất đã bán cho Ngân hàng Công Thương còn lại là 40.603 m2. Và mảnh đất này đã được Sở Tài nguyên – Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện đang chờ ngân hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính để hợp thức hóa.

Kỳ  tới: Nên phục dựng nhà lao

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo