xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủy điện Vĩnh Sơn 2: Mất nhiều hơn được

HOÀNG THANH

Các chuyên gia phản đối việc xây thủy điện Vĩnh Sơn 2 trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, hệ sinh thái

Việc Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Công ty Vĩnh Sơn - Sông Hinh) đề nghị xây thủy điện Vĩnh Sơn 2, công suất lắp máy 80 MW ở 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định không chỉ khiến tỉnh Gia Lai phản ứng gay gắt mà nhiều chuyên gia cũng phản đối dữ dội.

PGS-TS Bảo Huy, Khoa Nông Lâm nghiệp Trường ĐH Tây Nguyên, cho rằng việc xây dựng thủy điện ở Việt Nam trong những năm qua chủ yếu chạy theo lợi nhuận, bất chấp nhiều tác động. Một thủy điện xây dựng không hợp lý sẽ gây ra việc mất cân bằng thủy văn, hạn hán mùa khô, lũ lụt mùa mưa. Đồng thời, có thể làm biến mất một số loài đặc hữu dẫn đến suy kiệt rừng, sinh cảnh tự nhiên.


Nếu xây dựng thủy điện Vĩnh Sơn 2, một diện tích rừng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng sẽ bị phá hủy.

Ảnh: DOÃN VINH

Nếu xây dựng thủy điện Vĩnh Sơn 2, một diện tích rừng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng sẽ bị phá hủy.

Ảnh: DOÃN VINH

“Nhiều công trình thủy điện đã vắt kiệt các dòng sông, làm chia cắt, manh mún hệ thống sinh thái, thủy văn. Vì vậy, khi làm thủy điện, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm và hết sức thận trọng, không thể làm bằng mọi giá” - ông Huy nói.

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu của Trường ĐH Cần Thơ, đồng tình với quan điểm của tỉnh Gia Lai khi phản đối việc xây thủy điện Vĩnh Sơn 2. Theo ông Tuấn, đã là rừng bảo tồn thì không tác động dưới mọi hình thức, không cho phép chuyển đổi một cái gì cả.

“Nếu làm thủy điện thì sẽ cắt đứt sinh cảnh trong khu bảo tồn, làm mất rừng vĩnh viễn chứ không có khả năng tái tạo” - ông Tuấn nói và nhấn mạnh khi làm thủy điện, diện tích rừng bị mất không chỉ dừng ở mức dự kiến mà còn lớn hơn do tạo điều kiện cho lâm tặc vào đó chặt phá, công nhân vào ở thì chặt cây rừng làm lán trại… Việc chuyển dòng nước sẽ làm thay đổi sinh thái, thủy văn của vùng hạ lưu.

Trước ý kiến của ông Huỳnh An, Phó Ban Quản lý dự án Công ty Vĩnh Sơn - Sông Hinh, cho rằng việc xây dựng thủy điện chỉ lấy đi khoảng 16 ha rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (trong đó, diện tích rừng chỉ khoảng 9 ha, còn lại là sông suối), ông Kpa Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nói: “Doanh nghiệp nói thế thôi, còn chuyện cụ thể sau này ai biết được. Xin chủ trương thì nói thế chứ ai đi khảo sát cụ thể đâu mà biết”.

Ngập 265 ha rừng bảo tồn

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị Chính phủ không cho xây dựng thủy điện Vĩnh Sơn 2 do Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư. Lý do vì công trình này sẽ làm ngập 265 ha rừng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, việc chuyển nước từ suối Say của tỉnh Gia Lai sang hồ Đắk Kron Bung của tỉnh Bình Định sẽ làm cạn kiệt 10 km dòng suối Say trong mùa khô, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, động thực vật của khu bảo tồn và cả khu vực đầu nguồn sông Côn thuộc tỉnh Gia Lai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo