xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếp sức vùng châu thổ

Ca Linh ghi

ĐBSCL đang và sẽ tiếp tục đối diện rất nhiều thách thức về môi trường, làm trì hoãn quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà nghiên cứu cùng đề xuất giải pháp ứng phó cho vựa lúa lớn nhất nước này

img
TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ: 
 
Không đầu tư xây đập trên sông Mê Kông
 

Các nhà lãnh đạo, nhà khoa học phải lên tiếng phản đối việc xây dựng các đập hoặc lùi thời gian xây đập ít nhất 10 năm trên dòng chính sông Mê Kông vì Việt Nam hưởng lợi từ các đập thủy điện rất ít, trong khi tổn thất chúng ta phải gánh chịu là vô cùng lớn. Chúng tôi đang kiến nghị Quốc hội không nên cho phép các công ty của Việt Nam đầu tư xây đập cũng như mua điện từ những đập này.

 
Với tình hình hiện nay, việc tìm các giống lúa mới chịu hạn, mặn tốt hơn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích nuôi thủy sản nước mặn cho ĐBSCL là rất cần thiết. Đồng thời, người dân phải tiết kiệm điện, đó cũng là một cách để ứng phó với việc thiếu nguồn năng lượng này.
 
img
Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường TP Cần Thơ:
 
Trữ nước, lập trung tâm nghiên cứu cá
 
Chưa có nhà nghiên cứu nào cho rằng việc xây đập, nhất là xây hệ thống đập liên hoàn trên một con sông mà đem lại sự phát triển bền vững. Nghiên cứu của Đại học Umea (Thụy Điển) và Viện Tài nguyên Thế giới (Mỹ) cho biết sinh thái của sông Dương Tử (Trung Quốc) được cho là bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi đập Tam Hiệp hoàn thành.
 
Theo ghi nhận của Cục Khảo sát địa chất (Mỹ), tại sông Columbia, sau 80 năm kể từ khi xây đập đầu tiên, sản lượng cá di cư gần như bằng 0 so với hơn 20.000 tấn khai thác được hằng năm trong quá khứ.
 
Người ta có nhiều phương pháp thay thế để phát triển kinh tế chứ không chỉ bằng cách sản xuất điện. Việc sản xuất điện cũng có nhiều cách chứ không chỉ làm bằng thủy điện.
 
Kinh nghiệm thế giới gần đây cho thấy một đất nước phát triển và “hóa rồng” được chỉ khi đất nước đó phát triển kinh tế dựa vào chất xám, dựa vào tri thức chứ không thể “hóa rồng” mà chỉ dựa vào khai thác tài nguyên có sẵn.
 
Để đối phó với tình hình khô hạn và xâm nhập mặn hiện nay, nông dân ĐBSCL cần tích cực trữ nước trong mùa khô để cung cấp cho tưới tiêu, sinh hoạt... Đối với việc nuôi cá, về lâu dài có thể các giống cá sẽ xuống cấp, vì vậy cần thành lập trung tâm nghiên cứu giống cá, phát huy những tính năng tốt, đồng thời phải chủ động nguồn thức ăn cho cá.
 
img
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia tư vấn - Ủy hội Sông Mê Kông:
 
Đừng xây đập!
 
Tốt nhất là không xây 12 đập thủy điện trên sông Mê Kông như dự kiến, còn nếu các đập này vẫn được xây thì biện pháp thích nghi nào cũng khó, hoặc là không khả thi hoặc là quá đắt cho ĐBSCL vì những lý do sau đây:
 
Thứ nhất, danh sách những rủi ro, tổn thất rất dài và chưa có rủi ro nào được hiểu tường tận và định lượng được cả. Chẳng hạn, sự tổn thất cá trắng (là nguồn thức ăn cho con người, nuôi thủy sản), dinh dưỡng cho hệ sinh thái, mất đa dạng sinh học, sự sụt lún của đồng bằng vì thiếu phù sa...
 
Thứ hai, không phải tổn thất nào cũng có thể khắc phục hoặc thích nghi được. Giảm phù sa thì có thể tăng lượng phân bón để duy trì năng suất nhưng cũng chỉ trong một giai đoạn mà thôi. Nếu dòng chảy Mê Kông không tiếp tục mang phù sa ra biển thì vùng biển ĐBSCL có thể sẽ bị biến thành “biển sa mạc” trong tương lai.
 
Các đập xây trên sông Mê Kông gây thiệt hại trên một vùng rộng lớn, xuyên biên giới, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người. Muốn tính toán được thiệt hại thì phải đo số liệu nền ngay từ bây giờ trước khi các đập được xây dựng. Từ đó có thể thấy việc đền bù thiệt hại là khó có thể thực hiện được, việc đền bù hay chia sẻ lợi ích xuyên biên giới lại càng khó hơn.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo