xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tòa án được từ chối các vụ việc dân sự?

Phan Anh

Tòa án nhân danh nhà nước, nếu không có trách nhiệm tiếp nhận các khiếu nại của người dân là bất hợp lý

Quốc hội (QH) ngày 15-6 đã thảo luận tại hội trường về dự án Bộ Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi). Các đại biểu (ĐB) đã tranh luận sôi nổi, thậm chí căng thẳng về khoản 2, điều 4 quy định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng.

Nhiều ý kiến phản đối

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, ông Nguyễn Đình Quyền, khẳng định ông hoàn toàn phản đối quy định này. Theo ĐB Quyền, không thể vì không có tiêu chí khách quan để áp dụng mà do ý chủ quan của nhà tiến hành tố tụng, nhà tư pháp thì sẽ dẫn đến tùy tiện, lạm dụng, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi các bên.

Một lý do nữa để ĐB Quyền phản đối quy định trên là ở Việt Nam, tri thức tư pháp của những người tiến hành tố tụng, đạo đức nghề nghiệp, tính công khai, minh bạch, vì cái chung... chưa phải tuyệt đối nên nếu áp dụng sẽ dẫn đến tùy tiện, khiếu kiện kéo dài. Các nước tiên tiến có thể áp dụng quy định trên vì ở các nước đó, công tố, thẩm phán tuyệt đối vì cái chung.

Quan điểm của ĐB Quyền được một số ĐB đồng tình, cùng nhìn nhận quy định nói trên là thiếu khả thi.

Nhiều ĐB cho rằng tòa án là đại diện cho nhà nước, cho công lý; bảo vệ công lý; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. “Nhà nước phải bảo vệ công lý cho công dân. Tôi khiếu kiện đến tòa là tôi đòi hỏi công lý. Bây giờ, anh từ chối tôi thì không công bằng” - ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu.

ĐB Phạm Văn Hà (Nghệ An) đặt câu hỏi: “Vì sao phải giao cho tòa án? Bởi tòa án là cơ quan tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân. Giao cho tòa án là phù hợp”. Đối với nỗi băn khoăn rằng không có luật thì xử như thế nào, ĐB Hà nói các thôn, bản không có luật nhưng già làng, trưởng bản làm tốt, hòa giải tốt bởi họ làm rất khách quan, công tâm. “Vấn đề này giao cho tòa án khó ở chỗ phải đào tạo, bồi dưỡng những thẩm phán phải có trách nhiệm cao, giải quyết công việc khách quan, có niềm tin vào công lý và kiên quyết bảo vệ công lý” - ĐB Hà gợi mở.

Trung tướng Trần Văn Độ - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự trung ương - khẳng định đây là lần đầu Hiến pháp quy định bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý. “Tòa án nhân danh nhà nước không bảo vệ dân thì ai bảo vệ. Tòa án không có trách nhiệm tiếp nhận các khiếu nại của người dân là bất hợp lý. Trong xã hội thì rất nhiều vụ việc phát sinh, dù pháp luật có rộng đến đâu cũng không điều chỉnh hết. Chấp nhận tòa án có trách nhiệm nhận khiếu kiện là rất hợp lý” - ĐB Độ đúc kết.

Đoạn trường nối tiếp đoạn trường

Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng tồn tại của tố tụng dân sự Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua là quá kéo dài và chậm trễ.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đánh giá các quy định về thời hạn xét xử của Bộ Luật Tố tụng dân sự hiện hành đã tạo ra rất nhiều dư địa cho sự trì hoãn và tùy tiện về thời gian. “Nếu muốn, một bên có thể có cách kéo dài vụ án đến 10 năm. Nhiều kẻ chiếm đoạt tài sản của người khác, lấy hàng nhưng không thanh toán, mượn tài sản nhưng cố tình không trả, sống xa hoa và thách thức nạn nhân đi kiện, còn nói là để tôi chỉ chỗ cho mà kiện” - ĐB Nghĩa bức xúc.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đánh giá các quy định về thời hạn xét xử tạo ra rất nhiều dư địa cho sự trì hoãn và tùy tiện về thời gian Ảnh: THẮNG NGỌC
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đánh giá các quy định về thời hạn xét xử tạo ra rất nhiều dư địa cho sự trì hoãn và tùy tiện về thời gian Ảnh: THẮNG NGỌC

Trong khi đó, cũng theo ĐB Nghĩa, không có chế tài cho sự chậm trễ. Thẩm phán đi học nghị quyết, học chính trị cao cấp, nghỉ phép... thì các đương sự lãnh đủ. Lẽ ra, nếu thẩm phán vắng lâu thì lãnh đạo tòa án phải phân công người khác. Đương sự nào muốn việc xét xử càng chậm càng tốt thì rất có lợi vì luật hiện hành có rất nhiều công cụ cho sự trì hoãn.

“Có câu “Công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối”. Tố tụng chậm trễ là khuyến khích vi phạm và càng kéo dài thì toàn bộ đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, lao động… chậm theo. Tố tụng đã là một nỗi đoạn trường, thi hành án là một đoạn trường khác” - ĐB Nghĩa thẳng thắn.

Từ đó, ĐB Trương Trọng Nghĩa đề nghị rút ngắn tất cả các thời hạn dành cho tòa án xuống bằng một nửa như dự án luật. Án quá tải của các đô thị phải được giải quyết bằng cách khác như tăng biên chế chứ không thể bằng cách kéo dài các thời hạn. Ngoài ra, phải có quy định ràng buộc trách nhiệm của tòa án đối với bản án đã tuyên. Nhất là khi do thiếu sót, nghiệp vụ kém hay tắc trách của thẩm phán mà án không thi hành được; quy định về giải thích bản án làm cho việc thi hành án bị kéo dài thêm mà không phải là chế tài đối với thẩm phán.

 

Luật chưa có là lỗi của nhà nước

Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình khẳng định việc gì mà dân yêu cầu chính đáng thì phải giải quyết. Đây là điều rất tiến bộ. Chưa có luật thì lỗi của nhà nước chứ không phải của dân. Tuy nhiên, ông Bình cũng lưu ý phải lường hết mặt trái của quy định này vì tòa án thực hiện quyền tư pháp, niềm tin nội tâm vào bản án khi xét xử. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu trong quá trình sửa đổi để tránh lợi dụng. Nếu lợi dụng khởi kiện mà xâm phạm đến người khác, tổ chức khác thì tòa án dứt khoát từ chối, thậm chí khởi tố, xử lý” - ông Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo