Tại Khu Di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (tỉnh Quảng Trị) vào sáng 30-4 đã diễn ra lễ Thượng cờ trang nghiêm và hoành tráng do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức.
Thượng cờ tại di tích đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải. Ảnh: LINH AN
Đây là một nội dung căn bản của Lễ hội Thống nhất non sông lần đầu tiên tổ chức cấp quốc gia nhằm thiết thực kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2010), 38 năm giải phóng Quảng Trị (1.5.1972 - 1.5.2010) và góp phần vào đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Dự lễ có ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, đại diện lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban MTTQ VN, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cùng nhiều bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh Quảng Trị và đông đảo người dân trong tỉnh.
Người dân đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 và du khách lại rơm rớm nước mắt trong niềm hạnh phúc vô bờ khi lá cờ Tổ quốc tung bay trên Kỳ đài vào giờ phút thiêng liêng của lễ Thượng cờ, mở đầu cho Lễ hội Thống nhất non sông.
Nhiều năm qua, khi chưa có lễ hội này, mỗi dịp đến ngày 30-4, người dân đôi bờ sông Bến Hải lại tụ về trên cầu Hiền Lương lịch sử, siết chặt tay nhau để thể hiện khát vọng thống nhất non sông là điều thiêng liêng, luôn chảy mãi như máu huyết trong mỗi con người.
Những cô gái, chàng trai đại diện 63 tỉnh, thành diễu hành trên cầu Hiền Lương, biểu thị ý nghĩa thống nhất, đoàn tụ. Ảnh: LINH AN
Tại lễ Thượng cờ ở Kỳ đài bờ Bắc sông Bến Hải, ông Lê Hữu Phúc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, nhấn mạnh: “Đây là một lễ hội cách mạng tiêu biểu của Quảng Trị và cả nước, có ý nghĩa rất lớn nhằm tôn vinh khát vọng thống nhất non sông của dân tộc VN, của tư tưởng nước VN là một, dân tộc VN là một của Chủ tịch Hồ Chí Minh...”.
Những ngày tháng 4 lịch sử, du khách trong và ngoài nước tấp nập đổ về cụm di tích đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 để thăm lại nơi một thời là biểu tượng chia cắt đất nước.
Tháng 7-1954, Hiệp định Geneva ký kết, vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Bắc - Nam để 2 năm sau tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất VN. Thế nhưng, Mỹ - Diệm đã đơn phương vi phạm hiệp định với dã tâm xâm lược nước ta.
Từ đây, vĩ tuyến 17, với con sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị, đã trở thành ranh giới phân chia Bắc - Nam, gây nên nỗi đau chia cắt, nhức nhối cho dân tộc ta. Sông Bến Hải bên trong bên đục/ Trách ai làm cho non nước chia đôi. Câu hò ngày ấy đến hôm nay vẫn còn day dứt. Bến Hải - dòng sông rộng chưa đến 100 m mà cả dân tộc VN phải ròng rã chiến đấu, hy sinh đến 21 năm mới được Bắc - Nam liền một cõi, để rồi từng bước vượt qua khó khăn, đi lên như ngày hôm nay.
Lễ hội Thống nhất non sông càng thêm xúc động khi lãnh đạo hai tỉnh Cao Bằng và Hậu Giang mang theo hai bầu nước lấy từ suối Lê-nin (tỉnh Cao Bằng) - nơi địa đầu biên giới phía Bắc của Tổ quốc và nước lấy từ cuối dòng sông Hậu (tỉnh Hậu Giang) - nơi hợp lưu của 9 con sông phương Nam đến hòa cùng nước sông Bến Hải.
Cụ Nguyễn Xiễn, một cựu chiến binh có mặt tại buổi lễ, nghẹn ngào: “Đất nước thống nhất, hòa bình là ước vọng ngàn đời của nhân dân hai miền Bắc -
Rạo rực Bài ca thống nhất
|
Bình luận (0)