Như Báo Người Lao Động (số ra ngày 2-9) đã có thông tin về tình trạng tàu ngoại “rút ruột” cửa biển Lộc An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 3-9, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để làm rõ những vấn đề có liên quan.
“Khai thác lén là dẹp ngay”! Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Thới về chủ trương sắp tới của tỉnh đối với việc khai thác cát của các doanh nghiệp được tỉnh giao trách nhiệm thi công nạo vét các cửa biển. Các tàu có yếu tố nước ngoài chưa được phép nhưng xuất hiện tại các điểm khai thác cát sẽ bị trục xuất ngay... Ông Thới cho biết đến nay, tỉnh đã trục xuất 17 phương tiện hút cát ra khỏi địa bàn, trong đó có 2 tàu mang quốc tịch Trung Quốc và Thái Lan.
Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm quản lý của các cơ quan liên quan. Ông Thới cũng giải thích thêm nếu tàu “lạ” vào khai thác lén lút tại các điểm đã giao cho doanh nghiệp trong nước khai thác cát, tỉnh sẽ trục xuất tàu “lạ”, rút giấy phép của doanh nghiệp trong nước...
Cùng ngày, ông Nguyễn Anh Triết, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: Hai tàu nước ngoài bị trục xuất đã được Cảng vụ Hàng hải cấp phép cho vào neo đậu, khi vào đậu ở cửa biển Lộc An và Bến Lội cũng đã làm thủ tục đầy đủ. 15 phương tiện nạo vét nội địa còn lại là do Công ty TNHH Phước Luân (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã không báo cáo đầy đủ khi vào Lộc An (chỉ báo có 5 tàu-PV).
Hai tàu hút cát của Công ty TNHH Phước Luân đang neo tại cửa biển Lộc An. Ảnh: K.LONG
Chính vì thế, Sở GTVT đã yêu cầu các tàu này ngừng nạo vét. Cùng thời điểm này, Cảng vụ Vũng Tàu cũng có công văn yêu cầu xử phạt các phương tiện trên... Ngoài đình chỉ thi công, UBND tỉnh, Sở GTVT đã yêu cầu các đơn vị thi công di dời tất cả các phương tiện ra khỏi vùng nạo vét.
Theo một nguồn tin tại địa phương, đến nay, Công ty TNHH Phước Luân phối hợp với một doanh nghiệp tư nhân có trụ sở tại TPHCM đã xuất khẩu sang Singapore hai chuyến cát với khối lượng ước chừng hơn 10.000 m3...
Từ năm 2007 đến nay, cát mặn dùng để san lấp đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá. Một doanh nhân khai thác cát cho biết hai điểm “hút” cát VN là
Nếu đến
Tạm ngừng xuất khẩu cát Công văn 129/BCT-XNK ngày 6-1-2009 của Bộ Công Thương có quy định: “Theo Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 2-10-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi... thì cát là mặt hàng tạm ngừng xuất khẩu. Tuy nhiên, tại điểm 5 của Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg có nêu: “Đối với các hợp đồng xuất khẩu cát, sỏi xây dựng được ký trước ngày 30-11-2008 thì vẫn được thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng”. |
Bình luận (0)