xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trưng cầu ý dân - Vấn đề hệ trọng

Thế Dũng thực hiện

Theo TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trưng cầu ý dân là hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp mà các bản Hiến pháp đã quy định

Phóng viên: Tuần này, Quốc hội (QH) sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Trưng cầu ý dân. Tiếp thu ý kiến đại biểu (ĐB) QH, dự thảo mới nhất có điểm thay đổi gì không, thưa ông?

- Ông Đinh Xuân Thảo: Dự thảo Luật Trưng cầu ý dân cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013. Trưng cầu ý dân là hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp, các bản Hiến pháp trước đây đã quy định nhưng đến nay chưa thực hiện được.

TS Đinh Xuân Thảo trả lời báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội Ảnh: ĐỨC NAM
TS Đinh Xuân Thảo trả lời báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội Ảnh: ĐỨC NAM

Trong dân chủ trực tiếp thì trưng cầu ý dân là hình thức người dân thể hiện trực tiếp ý chí của mình bằng lá phiếu. Nội dung nổi bật nhất của dân chủ trực tiếp là trưng cầu ý dân. Theo đó, nhà nước đưa ra trưng cầu và người dân cầm lá phiếu để quyết định lựa chọn phương án nào theo ý chí và nguyện vọng của mình.

Để triển khai nguyên tắc này, lần đầu tiên QH đưa vào chương trình xây dựng Luật Trưng cầu ý dân. Hiến pháp quy định nhà nước phải đứng ra tổ chức để trưng cầu ý dân và người dân có quyền tham gia. Hiến pháp quy định giao cho QH quyết định vấn đề trưng cầu ý dân, còn Ủy ban Thường vụ QH được giao tổ chức trưng cầu ý dân. Việc tổ chức phải như thế nào để bảo đảm thực sự quyền của người dân được thực hiện qua trưng cầu dân ý.

Trong quá trình dự thảo luật đưa ra lấy ý kiến QH lần trước và lần này cũng như qua các cuộc hội thảo, phạm vi, nội dung, những vấn đề quan trọng để đưa ra trưng cầu ý dân đã xác định khá rõ. Nhưng còn ý kiến băn khoăn là nếu quy định cụ thể quá thì khó vì không biết vấn đề nào là đại sự quốc gia, nếu quy định chung chung quá thì cũng khó cho QH quyết định sau này.

Dự thảo lần đầu quy định QH quyết định trưng cầu ý dân những vấn đề liên quan đến Hiến pháp, những vấn đề đặc biệt quan trọng khác. Lần này, dự thảo quy định rõ hơn như trưng cầu ý dân một số nội dung liên quan đến Hiến pháp hoặc toàn văn Hiến pháp. Điều này thể hiện ở chỗ muốn sửa đổi nội dung nào đó hoặc toàn bộ thì phải có ít nhất 2/3 ĐBQH tán thành; nếu thấy cần thiết, QH quyết định đưa ra trưng cầu ý dân...

Ngoài ra, có thể trưng cầu những vấn đề liên quan đến chính thể, chẳng hạn đổi tên nước, đổi quốc kỳ, quốc ca, di dời thủ đô…; những vấn đề quan trọng của đất nước, như công trình quy mô lớn, liên quan đến quốc phòng - an ninh, sử dụng ngân sách lớn... Theo dự thảo mới nhất trình QH chuẩn bị thông qua thì cơ bản đã khá rõ khi chia ra 4-5 vấn đề.

Phạm vi trưng cầu sẽ theo hướng nào?

- Về phạm vi trưng cầu, vẫn có 2 luồng ý kiến. Một là phạm vi toàn quốc, hai là khu vực, địa phương. Nhưng qua thảo luận chung đã xác định nội hàm vấn đề trưng cầu ý dân là những vấn đề đặc biệt quan trọng của đất nước nên trưng cầu thì cần toàn quốc và cũng bao gồm cả địa phương đó.

Cơ quan nào sẽ quyết vấn đề đưa ra trưng cầu, thưa ông?

- Hiện vẫn có ý kiến khác nhau về chủ thể có quyền đề xuất để QH quyết định trưng cầu ý dân. Theo Hiến pháp, Luật Tổ chức QH thì chủ thể đề xuất là Ủy ban Thường vụ QH, Chủ tịch nước, Chính phủ, có ít nhất 1/3 tổng số ĐBQH đề xuất. Cũng có ý kiến đề nghị thêm Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Một số nước quy định lấy chữ ký của người dân với tổng số nhất định thì cũng có thể đề xuất để trưng cầu ý dân. Ở Việt Nam không quy định người dân là chủ thể đề xuất nhưng nếu người dân muốn thì thông qua ĐBQH khi tiếp xúc cử tri… Cho nên, trong trường hợp này không nhất thiết quy định thêm chủ thể đề xuất là MTTQ.

Một vấn đề quan trọng là kết quả trưng cầu thế nào là hợp lệ, hợp pháp. Dự thảo luật dự kiến phải có ít nhất 3/4 tổng số cử tri đi bỏ phiếu và có số phiếu hợp lệ quá bán. Điều này thì tùy từng nước, có nước chỉ quy định 20%, 30% trên tổng số dân đồng ý là được. Nhưng Việt Nam muốn dân chủ tập trung cao thì đưa số vận động tham gia đông lên. Khi huy động được số đông tham gia thì số hợp lệ quá bán sẽ lựa chọn.

Quốc hội bầu tổng thư ký

Từ ngày 23 đến 28-11, kỳ họp QH thứ 10 sẽ bước sang tuần làm việc thứ 6 và cũng là tuần làm việc cuối cùng. Theo lịch trình, QH sẽ biểu quyết thông qua hàng loạt dự án luật quan trọng, như: Bộ Luật Hình sự (sửa đổi), Luật Trưng cầu ý dân, Bộ Luật Dân sự (sửa đổi), Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)…

QH cũng dành thời gian thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Bộ Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật Tiếp cận thông tin và Luật Dược (sửa đổi).

Trong tuần làm việc cuối cùng này, QH sẽ thảo luận, biểu quyết về ngày bầu cử và việc quyết định thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; bầu chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia; bầu tổng thư ký QH…

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo