xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đã trưng cầu, ý dân là tối thượng

Nguyễn Quyết - Phan Anh

Không chỉ Quốc hội mà Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, MTTQ... cũng nên có quyền đề nghị trưng cầu ý dân. Vấn đề đưa ra trưng cầu phải rõ ràng, cụ thể

Chiều 3-6, Quốc hội (QH) đã thảo luận tổ về dự án Luật Trưng cầu ý dân. Xung quanh chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân đã nhận nhiều ý kiến trái chiều của các đại biểu (ĐB).

Ai có quyền trưng cầu ý dân?

ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) cho rằng không nên quy định Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được quyền đề nghị trưng cầu ý dân mà chỉ QH mới có quyền này. “Khoản 15 điều 70 của Hiến pháp quy định chỉ có QH quyết định trưng cầu ý dân. Đây là chuyện của QH, chứ mở rộng ông này ông kia rồi lại cãi nhau. Không thể làm luật trên Hiến pháp” - ĐB Lịch phân tích.

Tuy nhiên, nhiều ĐB đồng tình phương án quy định ngoài Ủy ban Thường vụ QH thì Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hoặc ít nhất 1/3 tổng số ĐB có quyền đề nghị trưng cầu ý dân. “Có như vậy sẽ thấy được vai trò của người dân trong luật này” - ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) nêu ý kiến.

 

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đề nghị quy định cụ thể những vấn đề cần phải đưa ra trưng cầu ý dân  Ảnh: THẮNG LONG
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đề nghị quy định cụ thể những vấn đề cần phải đưa ra trưng cầu ý dân Ảnh: THẮNG LONG

 

Lý do bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đưa ra là có những vấn đề mà Thủ tướng thấy cần nhưng chưa chắc Chính phủ ủng hộ nên phải khẳng định vai trò của Thủ tướng được đề nghị trưng cầu ý dân. Hơn nữa, Hiến pháp giao MTTQ quyền giám sát, phản biện, đại diện nhân dân thì luật này cũng nên giao quyền đề nghị trưng cầu ý dân.

Đồng tình, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) khẳng định quy định như vậy không hề vi hiến. Bởi lẽ, dù cơ quan nào, chức danh nào trong xã hội, hệ thống chính trị đề nghị trưng cần ý dân thì quyết định cuối cùng vẫn là QH.

Lo luật nửa vời, chung chung

Mới đây, khi thuyết minh dự án Luật Trưng cầy ý dân, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền đề nghị nội dung trưng cầu ý dân là những vấn đề về Hiến pháp và những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của QH. Đề nghị này được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý thống nhất.

Tuy nhiên, nhiều ĐB nhìn nhận quy định chung chung như vậy thì luật mang tính nửa vời, khó áp dụng trong thực tế. ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) đề nghị: “Để luật được thực thi trong đời sống thì phải cụ thể hóa một số trường hợp liên quan đến quốc kế dân sinh, lợi ích quốc gia. Ngoài vấn đề đó ra thì QH có thể quyết”. Đồng tình quan điểm này, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm bày tỏ: “Nếu quy định quá chung chung thì không biết khi nào QH mới trưng cầu ý dân được một lần”.

ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cũng đề nghị luật phải quy định rõ vấn đề nào cần phải đưa ra trưng cầu. “Ở các nước, nội dung trưng cầu ý dân rất đơn giản và dễ hiểu, như có công nhận hôn nhân đồng tính hay không. Câu trả lời chỉ là “có” hoặc “không” thôi” - ĐB Cường ví dụ.

Cùng với quy định cụ thể hơn nội dung trưng cầu ý dân, nhiều ĐB nhấn mạnh luật phải thể hiện sự tôn trọng ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với những vấn đề quan trọng của quốc gia hoặc địa phương. Chính vì vậy, đã trưng cầu thì ý dân là tối thượng, nhà nước phải theo.

 

Trên 50% cử tri tham gia mới công nhận kết quả

Về tỉ lệ tham gia trưng cầu, các ĐB cho rằng phải theo nguyên tắc trên 50% người dân cho ý kiến thì kết quả mới được công nhận. ĐB Nguyễn Hoàng Hà (Nam Định) nhận xét: “Đã trưng cầu ý kiến là chúng ta thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của toàn dân đối với các vấn đề quan trọng của quốc gia nên tổng số người bỏ phiếu phải trên 50% cử tri tham gia. Cả vấn đề hệ trọng của quốc gia mà tham gia 25% là không được”.

 

Siết chặt tình trạng nhập khẩu tàu phế thải

Cùng ngày, QH cũng đã nghe và thảo luận dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam.

Thuyết minh tờ trình dự luật, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết luật này sẽ tạo bước đột phá cho ngành hàng hải như chính sách ưu tiên phát triển đội tàu vận tải biển thông qua chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất; phát triển đội ngũ thuyền viên đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế...

Cho ý kiến về dự luật, ĐB Trần Thanh Hải (TP HCM) bày tỏ sự ủng hộ việc nhà nước quan tâm đầu tư, đào tạo đội ngũ thuyền viên bởi việc này không chỉ phục vụ phát triển đội tàu đất nước mà còn cả xuất khẩu lao động. Ông Trần Thanh Hải đề nghị Luật Hàng hải chỉnh sửa thêm cho phù hợp với Luật An toàn vệ sinh lao động trong vấn đề bảo đảm an toàn cho thuyền viên.

Về việc đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và phá dỡ tàu biển, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho rằng luật phải quy định cụ thể, chặt chẽ theo hướng vừa tạo điều kiện để phát triển đội tàu biển Việt Nam vừa tránh tình trạng nhập khẩu tàu phế thải gây thiệt hại về kinh tế, tác động xấu đến môi trường.

Đồng tình, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) đề nghị: “Nên đưa vào luật người vận chuyển tàu phế thải về Việt Nam phải chịu trách nhiệm, bất cứ chủ hàng là ai. Việc phá dỡ tàu rất nhiều kim loại độc, gây ảnh hưởng đến môi trường, ai chịu trách nhiệm? Phải quy định rõ hơn chứ như hiện tại thì rất khó thực hiện và không khả thi”.

Sáng cùng ngày, QH đã nghe Ủy ban Pháp luật báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết Ủy ban Thường vụ QH tán thành đề nghị người đang bị tạm giam, tạm giữ cũng được thực hiện quyền bầu cử vì về mặt pháp lý, những người này chưa bị coi là có tội.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo