xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực

Tiến sĩ luật Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ)

Trung Quốc đã cụ thể hóa tham vọng tiến xuống biển Đông bằng những hành động cụ thể

Từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu nhòm ngó và tranh chấp tại biển Đông. Tuy nhiên, đến năm 1946, Trung Quốc mới thể hiện rõ “mục tiêu” bằng việc xuất bản bản đồ biển Đông và vẽ đường biên giới biển “đường lưỡi bò” trên biển Đông.
 
img
Bộ đội Biên phòng Quảng Nam sẵn sàng bảo vệ ngư dân trên biển. Ảnh: THÚY PHƯƠNG

Tham vọng “đường lưỡi bò”

Đến năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1958, tuyên bố lãnh hải Trung Quốc 12 hải lý. Năm 1974, Trung Quốc tiếp tục hành động quân sự leo thang bằng việc đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đỉnh điểm của sự leo thang và ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế là Trung Quốc đưa quân chiếm một số bãi cạn phía Tây quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam vào năm 1988.

Chưa chịu dừng lại, đến năm 1995, Trung Quốc đưa quân chiếm bãi Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Cũng trong năm này, Trung Quốc đưa ra “chiến lược khai thác biển” với mục tiêu biến Trung Quốc thành một cường quốc về biển, có khả năng kiểm soát, khống chế và khai thác tài nguyên biển. Trung Quốc nhấn mạnh việc cần khẳng định lại lợi ích cốt lõi ở biển Đông và các vùng lân cận phù hợp với sức mạnh đang lớn dần của Trung Quốc.
Trung Quốc đã cụ thể hóa tham vọng tiến xuống biển Đông bằng những hành động cụ thể, từ gia tăng đầu tư sức mạnh quân sự, “dọn đường” dư luận đến đấu tranh ngoại giao… Khẳng định mục tiêu lớn, Trung Quốc đã thành lập Cục Hải dương, cơ quan quản lý nhà nước về biển từ trung ương đến địa phương cấp huyện.

Leo thang trên nhiều phương diện

Tìm mọi cách khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò” trên trường quốc tế, Trung Quốc liên tục hợp thức hóa đòi hỏi chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cùng với các vùng biển, thềm lục địa riêng của 2 quần đảo. Cụ thể, Trung Quốc đã ngang ngược bác bỏ hồ sơ ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý do Việt Nam và Malaysia nộp lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 5-2009 và Trung Quốc chính thức gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, kèm theo công hàm này là bản đồ biên giới biển “đường lưỡi bò”. Đồng thời, thực hiện chính sách vừa lôi kéo vừa chia rẽ các nước ASEAN. Đặc biệt, Trung Quốc liên tục tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng đối với mục tiêu tiến xuống biển Đông, nhất là không quân và hải quân; củng cố và mở rộng các vị trí chiếm đóng trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Có thể nói, việc tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại tài sản, thiết bị thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã cho thấy rõ một bước mới trong chiến lược từng bước tiến xuống biển Đông của Trung Quốc và tham vọng muốn giành lấy sự công nhận của thế giới đối với yêu sách biến biển Đông thành “ao nhà” của họ.

Không chỉ gây hấn với Việt Nam, Trung Quốc còn có các hoạt động quân sự trên thực địa và gần đây, các tàu của nước này đã liên tục có các hoạt động ngăn chặn, phá hoại việc nghiên cứu, thăm dò của các quốc gia trong khu vực như Philippines ở bãi Cỏ Rong, rồi đến Malaysia… Việc Trung Quốc liên tục có những hành động khiêu khích, ngang ngược trên biển Đông không chỉ gây ảnh hưởng và đe dọa đến an ninh, quốc phòng chiến lược quân sự, kinh tế, dân sự của Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
 
Trung Quốc tự làm mất lòng tin...

Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, nhấn mạnh: Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc vừa qua làm người dân Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước đều hết sức phẫn nộ. Trung Quốc hành động như vậy là hết sức tai hại cho chính họ.
 
Khẳng định điều này là vì Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh hải không thể chối cãi của Việt Nam, đã được quốc tế công nhận thì mọi người dân sẽ đấu tranh đến cùng. Trung Quốc tự làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế và đáng bị công luận thế giới và nhân dân Việt Nam lên án.  
 
Thế Dũng ghi
Dư luận trên báo nước ngoài
Trung Quốc gia tăng gây hấn trên biển Đông

- Ông Carl Thayer, một chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, nhận định rằng việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của tàu khảo sát Việt Nam thể hiện sự leo thang về mức độ gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo rằng những va chạm trên vùng biển đang tranh chấp có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Tuy nhiên, một số chuyên gia an ninh nói một cuộc chạy đua như thế đã diễn ra. _Báo Financial Times (Anh)

- Các vụ tranh chấp trên biển Đông có thể được bàn thảo tại một diễn đàn an ninh thường niên – gọi là Đối thoại Shangri-La, diễn ra ở Singapore từ ngày 3-6, với sự tham gia và phát biểu lần đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc. Tại diễn đàn này vào năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói Washington phản đối những hành động “hăm dọa” các công ty hoạt động trong những vùng biển tranh chấp.  _Hãng tin Bloomberg (Mỹ)

- Thượng nghị sĩ Philippines Miriam Defensor-Santiago tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ luôn tìm cách bắt nạt nước này và những nước khác ở khu vực Đông Nam Á trong nỗ lực kiểm soát nguồn dầu mỏ khổng lồ ở quần đảo Spratly (Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa) đang tranh chấp. Mỹ và các nước Tây Âu sẽ không cho Trung Quốc chiếm ưu thế trong việc khai thác dầu khí ở quần đảo Spratly. _Báo The Philippine Star (Philippines)

- ASEAN và Trung Quốc vẫn đang cố gắng thương thảo về việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử biển Đông với mục tiêu làm cho tất cả các bên liên quan đồng ý cùng khai thác tài nguyên ở biển Đông. Việc không xử lý tốt những cuộc tranh chấp trên biển Đông hiện nay đe dọa tác động tiêu cực đến cuộc đối đầu của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực…_Báo The Nation và Bangkok Post (Thái Lan)

Phương Võ tổng hợp
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo