xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc ráo riết quân sự hóa biển Đông

Bài và ảnh: Dương Ngọc

Các chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế đến từ Úc, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam ngày 10-3 đã tham dự hội thảo “ASEAN và quan hệ Trung - Mỹ: Những chuyển động mới và tác động tới khu vực” tổ chức tại Hà Nội.

Nói đằng, làm nẻo

Đề cập “mô hình mới” giữa mối quan hệ của các nước lớn, GS Carlyle Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) cho rằng Trung Quốc đang trỗi dậy và Mỹ cố gắng điều chỉnh quá trình này. Dư luận cảm thấy bất an trước tham vọng mở rộng một cách đơn phương các hoạt động vì những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Quân sự hóa biển Đông đã lái quan hệ Mỹ - Trung ở biển Đông theo những hướng căng thẳng mới.

“Trong năm nay sẽ xảy ra những rủi ro lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai nước có thể bị cuốn vào cuộc đối đầu mang tính chiến thuật cả ở biển và trên không, từ đó nguy cơ làm tăng mức độ căng thẳng trong khu vực” - GS Thayer nhận định.

 

GS Carlyle Thayer (bìa phải) trao đổi với đại biểu bên lề hội thảo
GS Carlyle Thayer (bìa phải) trao đổi với đại biểu bên lề hội thảo

 

Ngay sau đó, GS Su Hao (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng các hoạt động gần đây của Bắc Kinh ở biển Đông “không phải là ý đồ gây hấn” mà đơn giản là “hành vi mang tính ngây thơ” khi thấy các nước khác liên quan đến tranh chấp tăng cường sự hiện diện của mình.

Trao đổi với báo giới bên lề hội thảo, TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu sinh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, bình luận bài phát biểu của GS Su Hao đã nêu quan điểm chính thức của Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Từ trước tới nay, nước này vẫn luôn khẳng định điều mà họ cho là muốn duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông nhưng thực tế, hành động hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc đang muốn thay đổi cán cân quyền lực ở biển Đông theo hướng có lợi cho mình. Trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể vẫn tiếp tục những hành động gây hấn bất chấp sự phản đối của Mỹ và ASEAN.

GS Thayer cũng khẳng định ông không thể chấp nhận sự bao biện của Trung Quốc về các hành động phi pháp của nước này ở biển Đông. Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo. Và những gì nước này đã và đang làm ở biển Đông mới là câu trả lời chính xác nhất cho hành động của họ.

Việt Nam phải mạnh mẽ và sáng tạo hơn

Trong bối cảnh diễn biến ngày càng phức tạp ở khu vực, đặc biệt là vấn đề biển Đông, theo các học giả và nhà khoa học, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần có những hành động thiết thực và sáng tạo hơn.

GS Thayer cho rằng ASEAN phải cùng nhau làm rõ nội hàm của thuật ngữ “quân sự hóa” để xác định xem những lời biện minh của Trung Quốc có phù hợp hay không. Ngoài ra, sáng kiến minh bạch hàng hải rất quan trọng và Việt Nam có thể sử dụng kênh này để nêu các vấn đề của mình trong tranh chấp biển Đông.

Điều quan trọng, theo GS Thayer, ASEAN không có cách nào khác là tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử trên biển Đông (COC). Qua trao đổi với một người thạo tin, GS Thayer cho rằng trong năm 2016 có thể ký kết COC. Dù vậy, nếu COC được ký kết, cần phải xem có được thực hiện trên thực tế không. Có thể Trung Quốc sẽ dùng COC để kiềm chế hành động của Philippines, Mỹ và các nước khác hơn là thay đổi hành vi của Trung Quốc.

Còn TS Lê Hồng Hiệp cho rằng Việt Nam cần mạnh mẽ, mạnh dạn hơn trong phạm vi chính sách “Ba không” (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia).

“Chúng ta không cho thiết lập các căn cứ quân sự nhưng vẫn có thể tạm thời đón tiếp các lực lượng nước ngoài... Việt Nam vẫn có thể duy trì chính sách của mình nhưng phải tận dụng các dư địa trong các chính sách đó để gửi thông điệp mạnh mẽ hơn đến Trung Quốc, để dù không ngăn cản được Trung Quốc trên thực địa nhưng khiến họ dè dặt hơn, cân nhắc hơn trong hành động ở biển Đông” - ông Hiệp nói.

 

Ráo riết lập ADIZ

GS Carlyle Thayer khẳng định những thiết bị Trung Quốc đã xây dựng và lắp đặt trên biển Đông giúp Trung Quốc kiểm soát hoạt động trên biển Đông từ nay đến năm 2030. Tới đây, Trung Quốc có thể thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông mà thực ra nó đã xuất hiện rồi nhưng Bắc Kinh sẽ thực hiện ráo riết hơn để kiểm soát các chuyến bay qua lại trên biển Đông.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo