xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“VẼ” BỆNH Ở CÁC PHÒNG KHÁM (*): Khó xử lý!

LÊ PHONG - NGUYỄN THẠNH - NGỌC DUNG

GS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết đang kiểm tra hoạt động chuyên môn tại những phòng khám có yếu tố nước ngoài

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết thời gian qua, Sở Y tế đã thường xuyên kiểm tra các phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc nhưng chưa thể xử lý hết những nơi vi phạm. “Đây là vấn đề nhức nhối cần phải chấn chỉnh” - ông Bỉnh khẳng định.

Hoạt động tinh vi

Theo TS-BS Bùi Minh Trạng, Chánh Thanh tra Sở Y tế, phần lớn các phòng khám mà Báo Người Lao Động phản ánh đều có giấy phép hoạt động do bác sĩ người Việt đứng tên.

Bên trong một phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc Ảnh: LÊ PHONG
Bên trong một phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc Ảnh: LÊ PHONG

Ông Trạng nhận định một số phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc hoạt động khá tinh vi nên khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý. Chuyện lừa gạt chỉ có người bệnh và phòng khám biết, khi lực lượng thanh tra đến làm việc thì nhân viên, bác sĩ bỏ trốn. Nếu có nạn nhân thì cãi qua, cãi lại kiểu bệnh nhân khẳng định mình bị lừa, còn đại diện phòng khám thì chối bỏ. “Ví dụ, trường hợp người dân bị bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh trĩ rồi yêu cầu phẫu thuật, tiểu phẫu. Khám xong, người dân đến bệnh viện công kiểm tra thì kết luận không bệnh gì. Tuy nhiên, khi cơ quan thanh tra vào cuộc, phòng khám ngụy biện là có tổn thương nhưng đã điều trị khỏi rồi” - ông Trạng dẫn chứng.

Báo cáo của Sở Y tế cho thấy hiện toàn TP HCM có khoảng 12.000 cơ sở y tế tư nhân, trong đó hàng chục phòng khám sử dụng bác sĩ người Trung Quốc. Năm 2015, lực lượng chức năng kiểm tra và xử lý 5 phòng khám, tước nhiều giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề, phạt hành chính 600 triệu đồng.

Cố tình làm trái quy định

GS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết Bộ Y tế đang có các đoàn kiểm tra hoạt động chuyên môn tại những phòng khám có yếu tố nước ngoài. Theo ông Tiến, sau các sự cố liên quan đến bác sĩ người Trung Quốc, người dân cũng ít đến các cơ sở khám chữa bệnh này nên số lượng bác sĩ người Trung Quốc được cấp phép ở Việt Nam hiện không nhiều. Tại một số cơ sở khám chữa bệnh có yếu tố nước ngoài, qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng quảng cáo không phép, quảng cáo không đúng với nội dung được cấp phép, hành nghề quá phạm vi chuyên môn kỹ thuật được cấp phép.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết sẽ yêu cầu Sở Y tế TP HCM xác minh và báo cáo sự việc mà Báo Người Lao Động đã thông tin. Theo ông Khuê, Thanh tra Sở Y tế TP cũng thường xuyên kiểm tra các phòng khám có yếu tố nước ngoài, thực tế cho thấy một số cơ sở cố tình làm trái quy định. “Luật Khám bệnh chữa bệnh và Thông tư 41 đã quy định rất cụ thể việc thẩm định, cấp phép đối với các phòng khám tư nhân nhưng vì nhiều lý do vẫn còn tình trạng phòng khám hoạt động “chui” hay cơ quan quản lý cấp phép một đằng, phòng khám hoạt động một nẻo” - ông Khuê nêu.

Mới chỉ phạt hành chính

Luật sư Nguyễn Trí Đức (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết thực trạng phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc “vẽ” bệnh diễn ra nhiều năm nay. “Gia đình tôi cũng từng có 2 thành viên là nạn nhân. Vào khám bị lấy rất nhiều tiền nhưng điều trị thì không có gì” - luật sư Đức nói.

Theo ông, hiện việc xử phạt về khám chữa bệnh chỉ dừng ở mức hành chính, cao nhất là vài trăm triệu đồng, tước giấy phép. Trong khi đó, lợi nhuận từ việc kinh doanh loại hình hoạt động này rất cao nên các chủ đầu tư sau khi bị phạt sẽ thuê người đăng ký giấy phép và đổi tên phòng khám để tiếp tục hoạt động.

Còn việc xử lý hình sự khi gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng nhưng chỉ rơi vào khung 1-15 năm tù. “Tuy nhiên, để kết luận về việc bác sĩ có gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh không thì phải có một hội đồng y khoa thẩm định” - luật sư Đức phân tích.

Không biết gì cũng “phán”?

Theo tìm hiểu của phóng viên, đa số phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc muốn hoạt động tốt thì phải nhờ sự giúp sức của một công ty truyền thông và công nghệ có trụ sở trên đường Nguyễn Văn Luông, quận 6, TP HCM. Những nhân viên khi vào làm tại đây không cần bằng cấp chuyên môn, chỉ nộp đơn tuyển dụng là được nhận.

Qua nhiều lần thuyết phục, chúng tôi được chị N.T.T (ngụ quận 5, TP HCM) kể mánh khóe hoạt động bên trong một phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc. Theo chị T., đầu năm 2016, vừa tốt nghiệp đại học thì chị đã nộp đơn xin việc tại một công ty truyền thông và công nghệ có trụ sở ở quận 6. Ban đầu, chị được nhà tuyển dụng đưa vào bộ phận viết bài, nội dung sẽ được đăng tải trên website của một phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc ở quận 5. “Họ yêu cầu tôi lên mạng tìm hiểu các căn bệnh về nam khoa, bệnh xã hội và tự “chế” ra những bài viết liên quan” - chị T. kể.

Sau một thời gian ngắn làm việc, chị được điều chuyển sang làm bộ phân tư vấn sức khỏe. Ban đầu, chị T. không đồng ý vì không có kiến thức chuyên môn để tư vấn. Tuy nhiên, phía công ty cho biết sẽ cử đi đào tạo, thời gian học chỉ 1 tháng và bắt buộc phải nắm khái niệm cơ bản về bệnh trĩ, nam khoa, phụ khoa… “Khi học, chúng tôi khá mắc cỡ, ai cũng đỏ mặt vì đa số là sinh viên mới ra trường, chưa biết nhiều về những vấn đề liên quan đến phụ khoa” - chị T. nói.

Sau khi “tốt nghiệp”, khách hàng liên hệ phòng khám thì chị T. sẽ gọi điện thoại tư vấn như bác sĩ thực thụ. “Trên website của phòng khám, khi khách hàng truy cập vào sẽ hiển thị cửa sổ trò chuyện. Lúc đó, tôi lấy danh nghĩa là bác sĩ hỏi thăm khách hàng và xin số điện thoại để trò chuyện. Mục đích cuối cùng là hẹn được khách đến trực tiếp phòng khám. Suốt thời gian làm việc, chúng tôi nhận hàng trăm phản ánh, thậm chí bức xúc của các bệnh nhân khi bị “lột” sạch tiền” - chị T. cho biết.

Chị N.K (ngụ quận 11, TP HCM) cũng từng là nhân viên của một phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc. Gần một năm làm việc tại đây, chị chứng kiến không ít trường hợp bị lấy sạch tiền mặc dù trong người không có bệnh gì. “Thời điểm tôi làm việc, phòng khám có đến 4 bác sĩ người Trung Quốc. Họ khám rất sơ sài và tất cả bệnh nhân khi vào thì phải mổ và truyền dịch” - chị K. kể.

Theo đó, khi có người vào phòng khám, chị K. được phân công theo chân từ đầu đến cuối. Những người bệnh nhẹ thì phải hù thật nặng và vẽ thêm bệnh mới để họ đồng ý điều trị. “Câu thần chú mà chúng tôi khi tư vấn khách hàng phải nhắc đi nhắc lại là: Chỗ em khám giá rẻ, nếu bệnh để lâu sẽ rất nguy hiểm” - chị K. tiết lộ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo