xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Voi lọt lỗ kim

Lương Duy Cường

Chiếc xe đầu kéo biển số 51C-17899 kéo theo rơ-moóc chở một thiết bị điện được cho là nặng tới 140 tấn từ TP Hà Nội theo Quốc lộ 1A vào tận trạm cân lưu động ở KCN Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) mới bị giữ lại và rồi lại thong dong lưu hành vào tận tỉnh Đồng Nai.

Nhiều người ngạc nhiên là với tình trạng siêu trường siêu trọng như vậy thì làm sao cả hành trình từ Hà Nội vào đến Bình Thuận mà chiếc xe này không bị xử phạt lần nào. Và tại Bình Thuận, sau khi bị phạt với lỗi vượt tải trọng 50%, chiếc xe này vẫn được lưu hành tiếp tục hơn 150 km nữa mà không phải hạ tải hay gặp bất kỳ sự ngăn chặn nào.

Thực ra thì có ngạc nhiên chăng cũng chỉ với những cán bộ của ngành giao thông vận tải (GTVT), cơ quan chuyên trách an toàn giao thông quốc gia hay lực lượng CSGT chứ người dân thì còn lạ gì cảnh “hung thần xa lộ” quá khổ quá tải, siêu trường siêu trọng công khai lưu hành, cày nát đường sá, cầu cống, ám ảnh người đi đường bao lâu nay.

Trong khi đó, ngân sách vừa phải bỏ ra 136 tỉ đồng để cho ngành GTVT trang bị 67 bộ cân lưu động rải khắp cả nước giai đoạn 2013-2015; tất cả các tỉnh, thành trong cả nước vừa mới trải qua 20 ngày đầu của đợt cao điểm ra quân kiểm soát tải trọng đường bộ nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. Bộ GTVT cử cùng lúc đến 8 đoàn công tác giám sát việc thực hiện tại các địa phương. Rồi cách đây mới 3 ngày, Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT vừa sơ kết nửa tháng đầu tiên của đợt cao điểm và đặt ra rất nhiều biện pháp, kế hoạch… để siết chặt hơn việc kiểm soát tải trọng đường bộ.

Để quản lý, kiểm soát đường bộ, ngoài ngành GTVT với quá nhiều đến mức khó hiểu cái gọi là trạm cân và trạm cân di động thì còn có cả bộ máy hoành tráng tổng hợp từ nhiều địa phương, ngành, nghĩ có thể nếu muốn là siết chặt như những “lỗ kim” nhưng sự thực thì “voi” siêu trường siêu trọng vẫn chui lọt.

Mà đâu chỉ dừng lại ở chuyện chiếc xe biển số 51C-17899 này, Báo Người Lao Động còn phát hiện riêng tại TP HCM ít nhất có khoảng 20 lò chuyên đóng rơ-moóc dùng vận chuyển các mặt hàng có thể lên đến 200-350 tấn. Để rơ-moóc “khủng” chở hàng chạy được ngoài đường thì doanh nghiệp vận tải phải lo đăng ký để có biển kiểm soát và đăng kiểm. Những thứ này từ đâu ra nếu không phải chính từ ngành GTVT?

Nói như thế để thấy vụ xe biển số 51C-17899 chỉ là một trường hợp rất nhỏ trong thảm trạng rất cần mổ xẻ nếu muốn siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện theo chỉ đạo của Chính phủ. Rất nhỏ nhưng không hẳn sẽ được làm rõ và xử nghiêm. Mà như thế thì những “con voi” siêu trường, siêu trọng lại vẫn ung dung chui lọt “lỗ kim”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo