Không đủ tiêu chí
IUCN cho Việt Nam thời hạn đến tháng 12-2012 phải hoàn tất bổ sung, chỉnh sửa. Tháng 1-2013, IUCN sẽ xem xét hồ sơ chỉnh sửa này, đệ trình lên Hội đồng UNESCO để xét duyệt công nhận trong kỳ họp vào tháng 6-2013. Ngày 3-5, UNESCO đã công bố danh sách các hồ sơ được xét duyệt và không có VQG Cát Tiên.
Ông Nguyễn Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Trưởng Ban Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, cho biết: Nhận định của Tổ chức Bảo tồn Hoang dã Việt Nam (UNESCO) về tình trạng của VQG Cát Tiên trong những ngày qua thì các đơn vị ở Đồng Nai chưa nhận được văn bản. Tuy nhiên theo ông Trí, trong một số văn bản trước đây, các đơn vị thuộc UNESCO cũng đã nhiều lần nhắc nhở, cảnh báo về vấn đề xây dựng thủy điện, phát triển du lịch, khai thác đá và nạn buôn bán động vật hoang dã ảnh hưởng rất nhiều đến các yếu tố bảo tồn VQG Cát Tiên.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Jack Brunner, đại diện IUCN tại Việt Nam, cho rằng một trong những nguyên nhân là đa dạng sinh học của khu vực Cát Tiên không đáp ứng các tiêu chí về giá trị nổi bật toàn cầu. “Nếu quần thể loài tê giác được bảo vệ nghiêm ngặt trong 10-15 năm trước thì có lẽ Cát Tiên đã thành ngôi nhà của quần thể tê giác còn sống và các khuyến nghị của IUCN đã khác đi. Đây là kết quả của một thời gian dài yếu kém trong công tác quản lý bảo tồn của Việt Nam” - TS Jack Brunner nói.
Phải cách mạng phương thức bảo vệ rừng
Theo IUCN, khu vực được đề cử chỉ là một phần được bảo vệ của VQG Cát Tiên, nơi đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của UNESCO và khu Ramsar. Khuyến nghị nêu rõ: Các quốc gia thành viên phải sử dụng những sự thừa nhận quốc tế này để xây dựng các biện pháp bảo vệ và kế hoạch quản lý hiệu quả hơn cho VQG và giải quyết những mối đe dọa chủ chốt như xây dựng các đập thủy điện, khai thác đá, du lịch không kiểm soát, săn bắt trộm và buôn bán trái phép động vật hoang dã.
“Rất khó thành công trong việc đề cử Cát Tiên. Ở đây cần ít nhất 10 năm quản lý tốt để phục hồi quần thể các loài hoang dã. Điều này có thể được thực hiện được với điều kiện Việt Nam có một cuộc cách mạng về phương thức nhà nước bảo vệ VQG và trừng phạt tội phạm buôn bán, săn bắt các loài hoang dã” - TS Jack Brunner nhận định.
Về khả năng VQG Cát Tiên có được trở lại danh sách đề cử hay không, theo GS-TS Nguyễn Hoàng Trí, thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam, phụ thuộc vào việc UNESCO còn khuyến nghị và xem xét theo trình tự.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Trí cơ hội vẫn còn ở các đợt xét duyệt sau của UNESCO. “Chúng ta cần phải lưu ý những nhắc nhở từ UNESCO về ý thức môi trường nếu muốn hòn ngọc quý Cát Tiên được giữ gìn và quốc tế công nhận” - ông Trí nói.
“Trượt” để cố gắng hơn TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, cho rằng việc “trượt” lần này nên xem như là một thử thách để Việt Nam cố gắng hơn và cũng là cơ hội để cải thiện tư duy bảo tồn VQG ở Việt Nam. “Cát Tiên đang đứng trước nhiều mối nguy cơ, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam loại bỏ các nguy cơ này. Tôi nghĩ một nguy cơ có thể làm chúng ta “mất điểm” nhiều là việc triển khai hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Việc này vi phạm Luật Đa dạng sinh học và các công ước quốc tế, tác động tiêu cực đến VQG Cát Tiên” - TS Long nhận định.
Th.Sương |
Bình luận (0)