xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xin ý kiến Bộ Chính trị về Luật Biểu tình

Thế Kha

(NLĐO) - Đảng đoàn QH sẽ có văn bản báo cáo Bộ Chính trị về đề xuất đưa chương trình xây dựng Luật Biểu tình vào Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của QH.

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng biểu tình là một quyền cơ bản của người dân đã được Hiến pháp quy định và cần phải được điều chỉnh bằng Luật Biêu tình.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng biểu tình là một quyền cơ bản của người dân đã được Hiến pháp quy định và cần phải được điều chỉnh bằng Luật Biêu tình.

 

Sáng 28-5, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý ý của đại biểu Quốc hội về việc xây dựng Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.

Chiều cùng ngày, trao đổi với Báo Người Lao Động về kết quả cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết một trong những nội dung quan trọng được nhiều đại biểu quan tâm, bàn thảo là thời điểm xây dựng Luật Biểu tình.

Thống kê của Ban thư ký kỳ họp Quốc hội cho thấy đã có 23 đại biểu đề xuất đưa việc xây dựng Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian tới.

“Biểu tình là một quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp đã quy định đối với những quyền cơ bản đó thì chỉ có thể bị hạn chế bằng luật thôi, không thể mãi sử dụng nghị định được (Nghị định 38/2005 quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng - PV). Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi điều đó rồi” - Bộ trưởng Tư pháp nói.

Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, có những cuộc biểu tình không phù hợp, nhưng cũng có nhiều cuộc biểu tình phù hợp. Việc sớm đưa vào chương trình xây dựng Luật Biểu tình để có hành lang pháp lý, biểu thị ý kiến của người dân cũng là điều hoàn toàn phù hợp. “Việc này thể hiện một bước dân chủ trong xã hội” - Bộ trưởng Cường nhìn luận.

Bộ trưởng Cường cho biết Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sẽ tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội để báo cáo Đảng đoàn Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Chính trị về vấn đề này.

“Trước đó Đảng đoàn Quốc hội đã có văn bản báo cáo Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã cho ý kiến về chương trình xây dựng sẽ gồm những gì trong năm 2014-2015 rồi. Bây giờ phát sinh thì phải báo cáo lại” - Bộ trưởng Cường nói và cho biết đại biểu có ý kiến như vậy về việc xây dựng Luật Biểu tình thì Quốc hội phải lắng nghe để thể hiện dân chủ.

Cho biết đến thời điểm này chưa thể khẳng định Quốc hội có đưa việc xây dựng Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014- 2015 hay không, nhưng dưới góc độ cá nhân, ông Hà Hùng Cường nói: “Cá nhân tôi thấy rằng cố gắng ban hành Luật Biểu tình trong nhiệm kỳ này”.

Bên hành lang Quốc hội chiều 28-5, một Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho biết nhiều ý kiến đồng ý đưa dự án Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong kỳ họp tới, cuối năm 2014. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nên dời tới kỳ họp Quốc hội tổ chức vào tháng 5-2015 để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Theo chương trình kỳ họp, chiều 30-5, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo