xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

66 tỉ USD phát triển Tiểu vùng Mê Kông

PHẠM DƯƠNG

Thông qua Khung đầu tư khu vực vùng 2022 cho 227 dự án với tổng kinh phí lên gần 66 tỉ USD nhằm thúc đẩy liên kết vì sự thịnh vượng của Tiểu vùng Mê Kông 340 triệu dân

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 6 (GMS6) và Hội nghị Cấp cao (HNCC) Khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ 10 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 31-3, đã thông qua nhiều thỏa thuận quan trọng, hướng tới tầm nhìn dài hạn sau năm 2020 nhằm thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ, thịnh vượng của khu vực.

4 đề xuất lớn của Việt Nam

GMS là khu vực rộng lớn với số dân 340 triệu người, bao gồm 5 quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc với tổng quy mô GDP lên đến hơn 1.300 tỉ USD.

Với chủ đề "Phát huy 25 năm hợp tác, xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng", GMS6 đánh giá cao những thành tựu quan trọng đạt được trong 25 năm qua trên cơ sở triển khai chiến lược 3C: "Kết nối", "Cạnh tranh" và "Cộng đồng". Quy mô hợp tác trong GMS đạt hơn 21 tỉ USD với hàng trăm dự án trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là hợp tác kết nối với việc xây dựng mới và nâng cấp nhiều sân bay, 80 cây cầu, 10.000 km đường bộ, 500 km đường sắt, 3.000 km đường dây truyền tải điện... GMS cũng là cơ chế hợp tác đi đầu thúc đẩy việc xây dựng các tuyến hành lang kinh tế liên quốc gia, như hành lang kinh tế Đông Tây, Bắc Nam và ven biển phía Nam.

Về định hướng hợp tác trong 5 năm tới, hội nghị thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và Khung đầu tư khu vực vùng 2022. Khung đầu tư này bao gồm 227 dự án với tổng kinh phí lên gần 66 tỉ USD. Hội nghị ủng hộ đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhất trí khởi động quá trình xây dựng tầm nhìn dài hạn sau 2022 cho hợp tác GMS nhằm giúp các quốc gia thành viên thực hiện thành công chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030 của Liêp Hiệp Quốc (LHQ).

Đặc biệt, trong vai trò đồng chủ trì hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất một số hướng hợp tác lớn của GMS thời gian tới, bao gồm: 1. Phát triển hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh kết nối khu vực, bảo đảm thông suốt giữa các nước GMS và giữa GMS với các khu vực bên ngoài thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng "chất lượng, xanh và thông minh"; 2. Thúc đẩy "kết nối tương hỗ" về thương mại - đầu tư, đặc biệt là kết nối giữa các nhà đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm nông lâm thủy sản; 3. Hỗ trợ các nước thành viên xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy sản xuất - chế biến - phân phối sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, áp dụng công nghệ cao; thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng khu vực; nâng cao năng lực tiếp thị, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường cho nông sản sạch; kết nối doanh nghiệp và nông dân; 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực.

66 tỉ USD phát triển Tiểu vùng Mê Kông - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thể hiện tinh thần đoàn kết và hợp tác 3 nước sau khi ký kết Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 Ảnh: TTXVN

Hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào - Campuchia

HNCC CLV lần thứ 10 do Thủ tướng 3 nước Việt Nam, Campuchia và Lào đồng chủ trì đã tập trung vào các nội dung chính: Rà soát về tình hình triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực CLV đến năm 2020 và việc thực thi các quyết định của HNCC CLV; thảo luận về hướng đi của hợp tác CLV trong giai đoạn tới.

Định hướng hợp tác trong thời gian tới, các nhà lãnh đạo CLV khẳng định cam kết thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện giữa 3 quốc gia, góp phần xây dựng các nền kinh tế CLV hội nhập, bền vững, thịnh vượng và là một bộ phận không thể thiếu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Trên cơ sở đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hội nghị nhất trí từng bước mở rộng hợp tác CLV hướng tới bao trùm toàn bộ 3 quốc gia, không chỉ giới hạn ở 13 tỉnh biên giới. Để khởi động quá trình này, các nhà lãnh đạo thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối 3 nền kinh tế CLV đến năm 2030. Kế hoạch hợp tác bao gồm những định hướng lớn thúc đẩy hợp tác kết nối về hạ tầng cơ sở, kết nối về thể chế và kinh tế, và giao lưu nhân dân.

Các nhà lãnh đạo cũng chỉ đạo Ủy ban Điều phối chung tích cực triển khai 4 nội dung lớn nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác. Thứ nhất, tăng cường hợp tác an ninh đối ngoại, đặc biệt trong phòng chống tệ nạn buôn gỗ, buôn người, buôn ma túy, tội phạm xuyên biên giới, ứng phó với bệnh dịch truyền nhiễm và thiên tai, rà phá vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Thứ hai, xây dựng quy hoạch phát triển ngành du lịch để tạo bước chuyển quan trọng cho ngành du lịch 3 nước. Thứ ba, giao bộ nông nghiệp 3 nước trao đổi và hoàn thiện Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp cao su 3 nước. Thứ tư, thúc đẩy các chương trình hợp tác chung về bảo vệ môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Mở rộng quy mô hợp tác 3 nền kinh tế

Tại HNCC CLV lần thứ 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất 3 phương hướng lớn để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, gồm: từng bước mở rộng quy mô hợp tác thông qua tăng cường kết nối giữa 3 nền kinh tế CLV; gắn kết tốt hơn các chiến lược, kế hoạch của CLV với kế hoạch chung của ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025; ưu tiên tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong CLV và giữa 3 nước với bên ngoài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo