xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Băn khoăn tòa án hay UBND giải quyết tranh chấp đất đai

QUỐC BẢO

(NLĐO) - Việc người dân được lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai là UBND các cấp hoặc tòa án được xem là cơ chế linh hoạt, giải quyết kịp thời.

Ngày 1-3, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức hội thảo góp ý dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Băn khoăn tòa án hay UBND giải quyết tranh chấp đất đai - Ảnh 1.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM Văn Thị Bạch Tuyết chủ trì hội thảo.

Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND phường 8, quận 10, cho hay đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai thì Luật Đất đai năm 1993 quy định giao cho UBND các cấp. Đến Luật Đất đai năm 2013 thì mở rộng thêm cơ quan giải quyết là tòa án.

"Bây giờ, theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì hoàn toàn thẩm quyền giải quyết là toà án. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai là vấn đề phức tạp và hiện nay năng lực tòa án giải quyết hết hay không? Vì theo thống kê 70% các vụ việc giải quyết về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp là liên quan tới đất đai. Dồn hết qua toà án liệu có được giải quyết nhanh chóng, kịp thời?" – ông Nguyễn Văn Thành băn khoăn.

Theo ông Thành, cơ chế linh hoạt hiện nay là người dân có quyền chọn lựa UBND các cấp hoặc tòa án nếu không có giấy tờ nhà đất. Khi người dân nộp đơn lên UBND các cấp thì tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp nhanh chóng, kịp thời. Bởi, nguồn gốc đất, quá trình sử dụng với những biến thiên hết sức phức tạp chỉ có cơ quan hành chính mới nắm được.

"Tôi đề xuất giữ nguyên quy định hiện nay để người dân lựa chọn con đường hành chính hoặc tố tụng. Tòa án xử lý theo tuần tự nghiêm ngặt, người dân lại tốn tiền án phí, trong khi đó giải quyết tại cơ quan hành chính hết sức linh hoạt, kịp thời" – ông Nguyễn Văn Thành nói.

Băn khoăn tòa án hay UBND giải quyết tranh chấp đất đai - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Thành đề xuất giữ quy định hiện nay là người dân được lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai.

Trong khi đó, ông Lê Mộng Triết (trường Đại học Nông lâm TP HCM) đề xuất dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần cụ thể hóa đối với trường hợp thu hồi một phần đất ở mà diện tích còn lại không đủ điều kiện để sử dụng, xin phép xây dựng. 

"Những trường hợp này Nhà nước xử lý như thế nào?" - ông Triết đặt câu hỏi. Theo ông, trong thực tế có nhiều trường hợp diện tích còn lại quá nhỏ và Nhà nước không xử lý khiến ảnh hưởng quyền lời người sử dụng đất. "Tôi đề nghị thu hồi luôn phần diện tích còn lại quá nhỏ" – ông Lê Mộng Triết nói.

Bổ sung thêm, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, cho hay thực tế ở các quận huyện hiện nay cũng "đau đầu" vì phần đất quá nhỏ, thu hồi xong quản lý không nổi và cũng không biết sử dụng vào việc gì.

"Nếu Nhà nước không thu hồi mà để lại thì cũng khó cho người dân. Có trường hợp đất nhỏ không đủ điều kiện xây dựng. Nhưng thu hồi về quản lý như thế nào cũng là một vấn đề" – bà Văn Thị Bạch Tuyết nói.

Điều 225 dự thảo quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất do TAND giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. UBND các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho TAND để giải quyết theo thẩm quyền khi được yêu cầu.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo