xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bị điện gió chiếm đất, người dân kêu cứu

Hoàng Thanh

(NLĐO) - Mới chỉ nhận đặt cọc nhưng công ty điện gió đã cho người san ủi, hủy hoại tài sản và chiếm luôn đất của người dân để làm dự án khiến người dân bức xúc.

Ngày 31-8, ông Lê Hải Uân (trú huyện xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) cho biết đã nhận được thông báo kết quả điều tra đơn tố giác tội phạm về việc "Hủy hoại tài sản" của Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) - Công an huyện Chư Pứh.

Vào tháng 4-2022, vợ chồng ông Lê Hải Uân gửi đơn đến Cơ quan CSĐT - Công an huyện Chư Pưh tố giác Công ty CP Điện gió Nhơn Hòa 1 đã hủy hoại tài sản của gia đình.

Bị điện gió chiếm đất, người dân kêu cứu - Ảnh 1.

Theo đó, vợ chồng ông Uân có 3 thửa đất tại thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh. Vào ngày 3-2-2021, ông Uân đang lao động ở nước ngoài, bà Nguyễn Thị Bích Thủy (vợ ông Uân) có thỏa thuận bán 3 thửa đất trên cho ông Nguyễn Tiến Trung (nhân viên của Công ty CP Điện gió Nhơn Hòa 1). Bà Thủy đã nhận của ông Trung số tiền 100 triệu đồng. Hai bên thỏa thuận vợ chồng bà Thủy có trách nhiệm rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ba thửa đất trên đang thế chấp tại ngân hàng về làm các thủ tục thì ông Trung sẽ trả đủ số tiền mua đất. Khi đó vợ chồng bà Thủy sẽ bàn giao đất cho ông Trung.

Tuy nhiên, tháng 7-2021, hai bên chưa làm thủ tục sang nhượng, chưa được sự đồng ý của vợ chồng bà Thủy thì ông Trung đã tự ý dưa phương tiện vào khu vực đất rẫy san ủi làm hư hỏng nhiều tài sản, cây trồng.

Sau khi vào cuộc, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Chư Pưh trả lời rằng việc trao đổi, thỏa thuận mua bán đất giữa Công ty CP điện gió Nhơn Hòa 1 với bà Thủy là có thật. Tuy nhiên, hai bên chưa thực hiện xong việc chuyển nhượng đối với thửa đất trên. Do vậy, vụ việc trên là tranh chấp trong giao dịch dân sự, không có dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Do đó, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Chư Pưh ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với nguồn tin tố giác của vợ chồng ông Uân và bà Thủy.

Bị điện gió chiếm đất, người dân kêu cứu - Ảnh 2.

Diện tích cà phê hiện đã bị Công ty CP điện gió Nhơn Hòa 1 chiếm để làm dự án, gia đình ông Uân mất đi nguồn thu nhập

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Uân cho biết chưa làm thủ tục sang nhượng, chưa bàn giao đất mà Công ty CP điện gió Nhơn Hòa 1 đã san ủi, phá hoại tài sản, chiếm đất của gia đình ông là vi phạm pháp luật. Cơ quan CSĐT - Công an huyện Chư Pứh xử lý vụ việc như trên là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. "Đến nay gia đình tôi vẫn chưa làm thủ tục sang nhượng đất, chưa nhận thêm được đồng nào. Tôi sẽ tiếp tục làm đơn khiếu nại việc xử lý của Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an huyện Chư Pưh lên cấp cao hơn" – ông Uân nói.

Theo ông Uân, nguồn thu chính của gia đình từ cà phê, nhưng hiện đã bị công ty điện gió san ủi, chiếm luôn đất để làm dự án. Từ đó, gia đình ông không có đất canh tác, nguồn thu để nuôi 3 con ăn học.

Theo Luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), đặt cọc chỉ là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Mục đích của các bên đặt cọc trong trường hợp này nhằm để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai. Trong khi các bên mới chỉ ký hợp đồng đặt cọc, chưa giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng và người nhận chuyển nhượng chưa thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên toàn bộ quyền sử dụng đất, tài sản trên đất vẫn thuộc quyền sở hữu của người có đất (bên bán).

Người mua đất trong trường hợp này chưa được quyền sử dụng và không có quyền sở hữu tài sản trên đất. Nếu người này đưa máy ủi để san lấp làm chết cây và hủy hoại tài sản trên đất, nếu thiệt hại này từ 2 triệu đồng trở lên thì người vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội "hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình sự.

Ông Nguyễn Minh Tứ, Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, cho biết vừa qua sau khi Báo Người Lao Động có bài viết "Xáo trộn cuộc sống vì điện gió", UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với địa phương, doanh nghiệp để cùng ngồi lại, tính toán lại mức hỗ trợ cho người dân. Sau khi thống nhất mức hỗ trợ với doanh nghiệp, sẽ tổ chức tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân. Riêng với trường hợp ông Lê Hải Uân, cơ quan công an đã tiến hành thụ lý, giải quyết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo