xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Giải cứu" điện gió, cách nào?

PHƯƠNG NHUNG - MINH CHIẾN - CHÂU TỈNH

Ngoài các dự án điện gió đã hoàn thành xây dựng và hòa lưới nhưng không được hưởng cơ chế giá ưu đãi, còn không ít dự án cũng đang chờ chính sách giá mới

Để tạo công bằng và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp (DN), các chuyên gia góp ý Chính phủ cho phép Bộ Công Thương xây dựng linh hoạt các chính sách riêng cho từng nhóm dự án điện gió dựa trên tiến độ và mức độ hoàn thiện.

Dự án nằm ngóng giá

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 1-4, một nhà đầu tư điện tái tạo khu vực phía Nam cho biết do lo ngại dự án không hoàn thành thử nghiệm kỹ thuật để được công nhận vận hành thương mại (COD) trước mốc ngày 31-10-2021 để hưởng giá bán điện ưu đãi (giá FIT), từ trước tháng 10-2021, ông đã nhanh tay sang nhượng 1 dự án điện gió cho nhà đầu tư khác. "Tôi dự định dồn vốn để đầu tư 1 dự án điện gió mới vào năm nay, sau khi có cơ chế giá mới. Còn khi chưa có cơ chế cụ thể trong thời hạn dài, DN không dám làm gì vì sợ chính sách thay đổi khiến chúng tôi không kịp trở tay" - ông nói.

Tại Bình Thuận, dự án Nhà máy Điện gió Phong Điện 1 (giai đoạn 2) đặt tại 2 xã thuộc huyện Tuy Phong dự kiến đóng điện trước ngày 31-10-2021. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành xây dựng, lắp tua-bin, việc vận hành thử nghiệm gặp trục trặc khiến dự án không thể nối vào mạch 2 đường dây 110 KV Ninh Phước - Phan Rí và không được hưởng giá FIT. Chủ đầu tư dự án - Công ty TNHH Năng lượng Tái tạo 2 Bình Thuận - đề xuất phương án đấu nối tạm dự án vào mạch 1 đường dây 110 KV Ninh Phước - Phan Rí song cũng bất thành bởi một số lý do, dù phía công ty cam kết thực hiện giảm tải hoặc dừng vận hành theo lệnh điều độ.

Giải cứu điện gió, cách nào? - Ảnh 1.

Dự án điện gió Phong Điện 1 của Công ty TNHH Năng lượng Tái tạo 2 Bình Thuận tại huyện Tuy Phong Ảnh: CHÂU TỈNH

Ngoài dự án nêu trên, còn 2 dự án điện gió khác tại tỉnh Bình Thuận đang xây dựng dở dang và không kịp có COD trước ngày 31-10-2021 là dự án Hòa Thắng 1.2 và dự án Hòa Thắng 2.2. Chưa kể, còn một số dự án điện gió đã có chủ trương đầu tư nhưng do vướng quy định về thời gian COD nên hiện chưa triển khai.

Trước đó, tỉnh Bình Thuận có 5 nhà máy điện gió kịp hoàn thành thủ tục để được hưởng giá FIT với tổng công suất 220 MW, gồm: Nhà máy Điện gió Phong Điện 1 Bình Thuận, Nhà máy Điện gió Phú Lạc, Nhà máy Điện gió Đại Phong, Nhà máy Điện gió Phú Quý và Nhà máy Điện gió Thái Hòa.

Cần chính sách linh hoạt

Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, đã từng nhiều lần lên tiếng kiến nghị chính sách tháo gỡ khó khăn cho điện gió song chưa được chấp thuận. "Bộ Công Thương đang tính đến chính sách đấu thầu giá điện gió song chính sách này chỉ nên áp dụng cho các dự án điện gió triển khai sau ngày 31-10-2021. Riêng các dự án đã triển khai trước thời điểm này, đang xây dựng dở dang, chưa kịp hoàn thiện COD để được hưởng giá FIT do nhiều lý do khách quan thì vẫn nên gia hạn cơ chế giá thêm thời gian nữa trên tinh thần cân đối, hài hòa lợi ích nhà đầu tư" - ông Thịnh góp ý.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương, nêu quan điểm không thể duy trì giá FIT trong khoảng thời gian dài, song nếu đột ngột dừng cơ chế này thì các nhà đầu tư dự án trong giai đoạn chuyển tiếp giữa cơ chế cũ và mới sẽ gặp khó khăn. "Đúng là chi phí sản xuất điện gió hiện có xu hướng giảm nhưng với nhà đầu tư thực hiện dự án ở thời điểm trước ngày 31-10-2021, việc áp dụng hợp đồng mua bán điện kéo dài 20 năm mới hợp lý. DN phải đi vay tiền để đầu tư dự án, không thể chỉ ký hợp đồng mua bán vài ba năm rồi lại tiếp tục thương thảo, đấu thầu theo cơ chế mới" - ông Tuấn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng băn khoăn với đề nghị của Bộ Công Thương về việc bỏ nội dung giá điện điều chỉnh theo biến động tỉ giá VNĐ/USD do không phù hợp các quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Theo ông, việc này cần lộ trình cụ thể vì ngay từ đầu, dự án điện và giá điện phải được xác định theo tầm nhìn dài thì nhà đầu tư mới tham gia, rót vốn vào các dự án. Do đó, cần giữ đồng tiền ổn định, mỗi năm có thể tính việc tăng hoặc giảm với tỉ lệ nhất định một cách phù hợp.

Một nhà đầu tư điện gió góp ý cơ chế đấu thầu giá với khung giá sàn chỉ phát huy hiệu quả ở khu vực có nhiều dự án điện gió, còn với địa phương có ít dự án hoặc chỉ có một dự án thì không dễ đàm phán giá tốt và hài hòa cho hai bên. Do vậy, khi xây dựng cơ chế giá mới cho điện gió từ ngày 1-11-2021, Bộ Công Thương cần lưu ý xây dựng rõ chính sách giá cho vùng, khu vực với mức độ tập trung điện tái tạo khác nhau. Điều này cũng giúp các DN yên tâm đầu tư dự án mới từ sau thời điểm ngày 31-10-2021.

Cần có trách nhiệm với nhà đầu tư

Bộ Công Thương đề xuất cơ chế cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam không phải cam kết mua toàn bộ nguồn điện tái tạo mà chỉ mua theo nhu cầu phụ tải. Chuyên gia năng lượng Nguyễn Anh Tuấn cho rằng cơ chế này sẽ khiến các nhà đầu tư "đổ sông đổ biển", nhất là nhóm nhà đầu tư dự án trong giai đoạn chuyển tiếp. "Nhà nước cần có trách nhiệm với nhà đầu tư về việc mua điện từ các dự án điện gió với tinh thần hỗ trợ cho năng lượng sạch - xanh" - ông Tuấn thẳng thắn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo