xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Buôn Ma Thuột chưa như kỳ vọng

Bài và ảnh: Cao Nguyên

TP Buôn Ma Thuột vẫn chậm phát triển, chưa có vai trò trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên

Ngày 28-3, Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Ban Kinh tế trung ương tổ chức hội thảo thực hiện Kết luận số 60-KL/TW ngày 27-11-2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2020, phương hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chưa thể hiện vai trò đô thị vùng

Theo Tỉnh ủy Đắk Lắk, sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 60 của Bộ Chính trị, TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Kinh tế - xã hội có bước phát triển ở mức khá, cơ bản đạt các chỉ tiêu đề ra; tổng sản phẩm tăng bình quân là 13,89%/năm; công nghiệp - xây dựng - thương mại - dịch vụ giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và chuyển dịch theo hướng tiến bộ; thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể.

Tuy nhiên, Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng chỉ ra nhiều hạn chế, tồn tại như: một số định hướng phát triển chưa được triển khai do thiếu nguồn lực; thu hút đầu tư còn hạn chế; một số lĩnh vực văn hóa - khoa học - công nghệ - giao thông chưa thể hiện rõ nét, đi đầu so với các TP trong vùng; chưa thể hiện rõ vai trò của đô thị trung tâm vùng.

Buôn Ma Thuột chưa như kỳ vọng - Ảnh 1.

Sau 10 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, TP Buôn Ma Thuột vẫn chưa trở thành đô thị vùng

PGS-TS Trần Đình Thiên - thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng qua kết quả phát triển tổng quát của TP Buôn Ma Thuột giai đoạn vừa qua không có gì nổi bật. Tốc độ đô thị hóa chậm, cách tiếp cận phát triển TP vẫn chưa thay đổi, không có tính đột phá, không phù hợp với khát vọng - mục tiêu phát triển hiện đại đã được xác định trong tư duy chiến lược.

Còn theo GS danh dự - kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, trong quá trình phát triển, TP Buôn Ma Thuột đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu bền vững, như chưa có ngành, lĩnh vực kinh tế tạo bước đột phá; công tác đầu tư, xây dựng và phát triển TP do bị tác động bởi chính sách thắt chặt tài khóa, giảm đầu tư công làm ảnh hưởng đến việc thực hiện phát triển hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch cùng hàng loạt tồn tại khác. "Đây đang là những khó khăn, rào cản mà TP Buôn Ma Thuột phải đối mặt trong quá trình xây dựng đô thị. Điều này đòi hỏi cần các giải pháp hữu hiệu để giải quyết những tồn tại, hạn chế và thúc đẩy phát triển" - ông Chính phân tích.

Tới năm 2030 chưa chắc lên thành phố trực thuộc trung ương

Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế trung ương - cho rằng TP Buôn Ma Thuột chưa thực sự trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên ngoài nguyên nhân xuất phát điểm rất thấp, còn do không có giải pháp, kế hoạch cụ thể từ địa phương đến trung ương. Những hỗ trợ từ trung ương về cơ chế chính sách, tài khóa, vật lực không rõ nét; tỉnh Đắk Lắk thì chưa năng động, quyết liệt.

Theo ông Bình, trước tiên phải tập trung đánh giá một cách khoa học, khách quan về lợi thế của Buôn Ma Thuột so với các TP khác trong vùng, từ đó làm cơ sở phát triển. Ví dụ, những sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên tương đồng nên TP Buôn Ma Thuột phải trở thành một trung tâm chế biến của cả vùng, kéo theo phát triển các lĩnh vực khác.

Về giải pháp tài chính, Trưởng Ban Kinh tế trung ương cho rằng ngoài ngân sách, cần huy động nguồn lực ngoài xã hội, cả trong và ngoài nước, bằng cơ chế, chính sách mang tính đột phá, cạnh tranh. "Lúc đó, thiếu con người sẽ có những con người tương xứng ở nơi khác đến, thiếu tiền bạc thì có nhà đầu tư đến, thiếu công nghệ thì sẽ có người "vác" công nghệ đến" - ông Bình quả quyết.

Theo kế hoạch, đến năm 2030, TP Buôn Ma Thuột trở thành TP trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, theo ông Bình, so sánh các tiêu chí của một đô thị trực thuộc trung ương với TP Buôn Ma Thuột hiện còn khoảng cách rất lớn. "Chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có những giải pháp đồng bộ, đột phá thì không thể thực hiện được" - ông Bình lo ngại.

Phải có cơ chế đặc thù

Theo PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng phải quán triệt phát triển TP Buôn Ma Thuột vì mục tiêu phát triển vùng và cả nước. Trung tâm ở đây là trung tâm dẫn dắt, trung tâm liên kết và trung tâm lan tỏa. Muốn làm được điều này, Buôn Ma Thuột phải là TP "đẳng cấp" hơn các TP trong vùng. "Trung ương phải hỗ trợ Đắk Lắk xây dựng một cơ chế, quy chế của "thủ phủ" như TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng đã làm. Cơ chế đặc thù này giúp phát triển TP theo hướng hiện đại, mang tính bản sắc và hội nhập quốc tế" - ông Thiên đề nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo