IVAC vừa công bố kết quả các thử nghiệm lâm sàng của 2 vắc-xin được sản xuất trong nước là cúm mùa và vắc xin cúm tiền đại dịch A/H5N1, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao.
Ông Guido Torelli, đại diện tổ chức WHO, cho rằng dự án sản xuất vắc-xin phòng chống đại dịch cúm ở Việt Nam đã hoàn toàn thành công. Đây có thể là bài học cho nhiều lĩnh vực khác ở Việt Nam. "Việc sản xuất một loại vắc-xin mới như loại vắc-xin này là rất phức tạp. Tuy nhiên, thông qua nhiều thách thức, họ đã tận dụng được những điều kiện tốt nhất để thành công. Điều này tạo thêm sự tự tin để tiếp tục các dự án khác và cho thấy sự phát triển của ngành chế tạo vắc-xin ở Việt Nam"- ông Guido Torelli đánh giá.
Mời bạn đọc Báo Người Lao Động Online xem quy trình sản xuất vắc-xin phòng cúm "made in Việt Nam":
Trại gà nằm ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa gồm 2 gian mỗi chuồng 7.000 con
Đàn gà được lấy nguồn từ Pháp với giá 200.000-300.000 đồng/con 1 ngày tuổi sau đó được Viện IVAC nuôi phục vụ nghiên cứu điều chế vắc-xin
Đây là nguồn gà được IVAC nuôi riêng bảo đảm trứng sạch để bào chế vắc-xin phòng cúm mùa và cúm H5N1
Trứng được phân loại cho vào máy ấp 11 ngày đến lúc có phôi lẫn túi nước (gọi dịch niệu đệm), các nhà khoa học bắt đầu tiêm virus cúm mùa và H5N1 vào phôi trứng. Quá trình nuôi cấy này khoảng 3 ngày, đến lúc virus phát triển túi dịch thì hút dịch chứa virus ra ngoài
Mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối từ khâu chăm sóc gà đến khi sản xuất sản phẩm vắc-xin
Trứng gà sau khi cấy virus sẽ được bóc tách để lấy virus và dùng hóa chất để diệt virus. Bản thân virus lúc này không còn khả năng gây bệnh song vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu. Các nhà khoa học dùng sản phẩm này để bào chế sản xuất ra vắc-xin
Hai vắc-xin phòng 2 chủng virus là cúm mùa H1N1, H3N2, B và phòng chống cúm A/H5N1 đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng với hơn 2.000 người 18-60 tuổi. Hội đồng Nghiên cứu y sinh học quốc gia, Bộ Y tế, cũng đã nghiệm thu sản phẩm dự kiến trong năm 2019 sẽ đưa vào sử dụng cho cả người lớn và trẻ em
Giá trung bình một liều vắc-xin 80.000 đồng đến 100.000 đồng chỉ bằng 1/3 so với vắc-xin nhập khẩu
Bình luận (0)