xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần chiến lược xuất khẩu lao động quốc gia

Dương Ngọc

Báo cáo Di cư tìm cơ hội do Ngân hàng Thế giới công bố ngày 9-10 nhìn nhận Việt Nam cần xây dựng chiến lược quốc gia xuất khẩu lao động trong quá trình cải cách

Báo cáo Di cư tìm cơ hội, do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, đánh giá Đông Nam Á đang là khu vực nổi bật toàn cầu về quá trình di dân giữa các quốc gia và hiện tượng di cư nội khối ASEAN đã tăng đáng kể trong giai đoạn vừa qua. Thế nhưng nhìn chung hiện nay, quy định nhập cư trong khu vực ASEAN còn hạn chế.

Cụ thể, các rào cản di cư như quy trình tuyển dụng mất thời gian và tốn kém; quy định hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài, chính sách việc làm ngặt nghèo... đã và đang hạn chế cơ hội của người lao động và tác động lên phúc lợi của họ. Trong đó, rào cản lớn là chi phí cao cho công ty môi giới. Ví dụ, chi phí cho 1 lao động Việt Nam sang Malaysia bằng 4 tháng lương ở Malaysia. Thêm vào đó là các thủ tục để di cư tìm việc làm cũng khá phức tạp.

Ông Mauro Testaverde - chuyên gia kinh tế, Trưởng Ban An sinh xã hội và việc làm toàn cầu WB đồng thời là chủ biên báo cáo - cho biết để di trú một cách chính thức, người dân phải thực hiện hơn 10 bước: hồ sơ ở cả nước cử đi và tiếp nhận đều rất nhiều thủ tục, nhiều cơ quan trùng lắp trong lĩnh vực này… Trong khi đó có tới 93% lao động di cư trong khu vực Đông Nam Á có trình độ dưới đại học, thậm chí chưa có trình độ phổ thông. Với những người lao động trình độ thấp này, đây quả là một thử thách không nhỏ. Do đó, nhiều lao động chọn con đường di cư không chính thức.

Cần chiến lược xuất khẩu lao động quốc gia - Ảnh 1.

Cần nhiều chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho lao động xuất khẩuẢnh: DUY QUỐC

"Các lao động di cư không giấy tờ hiện chiếm tỉ lệ lớn, có thể người dân đi qua biên giới theo con đường tiểu ngạch rất phức tạp hoặc có thể di cư theo kênh chính thức và lưu trú quá hạn, trong khi khó có sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc gia đi và đến" - ông Mauro Testaverde lưu ý và nhấn mạnh giảm rào cản đối với dịch chuyển lao động trong ASEAN sẽ nâng cao phúc lợi cho người lao động nhờ hội nhập kinh tế.

Chủ biên báo cáo cũng cho rằng Việt Nam là một trường hợp đặc biệt ở ASEAN vì lượng người xuất khẩu lao động lớn nhưng tỉ lệ người tới các nước ASEAN không nhiều, thậm chí lao động người Việt đến các nước ASEAN làm việc ngày càng ít. Nhiều người Việt Nam muốn sang châu Âu, tới các quốc gia phát triển khác để lao động. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng cần có chính sách khuyến khích như hỗ trợ về mặt tài chính cho người nghèo di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.

Là một nước xuất khẩu lao động, Việt Nam cần đánh giá các chính sách hiện hành về khuyến khích xuất khẩu lao động nhằm xác định có đáp ứng được các nhu cầu của đất nước hay chưa. Những chính sách này là đáng hoan nghênh nhưng cũng cần có những cải cách khác nữa, như xem xét lại việc các công ty xuất khẩu lao động thường xuyên hay chí ít cũng ngầm yêu cầu người lao động phải đóng tiền ký quỹ để bảo đảm sẽ trở về nước, sau đó lại thường không trả lại số tiền này.

Tỉ lệ di cư của lao động trình độ cao của một số nước ASEAN là khá cao, ở Campuchia và Lào là 15% và khoảng 10% ở Việt Nam. Việc những người có trình độ cao này di cư thường bị coi là gây tốn kém vì nước xuất xứ phải trả chi phí đào tạo nhưng trình độ đào tạo đó lại được sử dụng ở nước ngoài, làm cạn kiện nguồn vốn con người cần thiết để tăng trưởng kinh tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo