xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cánh cửa" với thế giới

PHẠM DƯƠNG

Khá bất ngờ khi thấy Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lúc phát biểu tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề "Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam" đã đề nghị Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 tại nước ta.

Bất ngờ bởi đề xuất trên được đưa ra tại một diễn đàn về khởi nghiệp cho thế hệ trẻ chứ không phải một diễn đàn, hội nghị hay hội thảo về giáo dục, nhất là bàn về chuyện dạy ngoại ngữ bậc phổ thông nước ta. Và người đưa ra đề xuất nâng tầm vị thế tiếng Anh trong giáo dục là vị "tư lệnh" ngành thông tin và truyền thông mà không phải là quan chức hay chuyên gia trong ngành giáo dục.

Song, có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra đề xuất sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng Việt tại một diễn đàn về khởi nghiệp và sáng tạo. Tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ, dù là ngôn ngữ phổ biến bậc nhất trên thế giới, mà còn là một tiền đề quan trọng cho việc khởi nghiệp đối với thế hệ trẻ. Đó có lẽ là điều mà ông đã "thấm" khi nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo tập đoàn viễn thông lớn nhất nước và có vai trò tiên phong trong việc mở rộng thị trường ra thế giới trong lĩnh vực cạnh tranh gay gắt này.

Vai trò tiếng Anh ngày càng được khẳng định cùng với sự mở cửa và hội nhập của đất nước. Tuy nhiên, tiếng Anh đã có chỗ đứng mà ngôn ngữ cần có ở nước ta hay chưa là điều cần bàn. Tiếng Anh, dù được dạy phổ biến nhất trong giáo dục phổ thông song cũng chỉ là một trong số các ngoại ngữ gồm các thứ tiếng: Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn… mà học sinh có thể lựa chọn để học.

Khả năng tiếng Anh hiện vẫn là một vấn đề đối với đa số học sinh, sinh viên, thậm chí cả nghiên cứu sinh Việt Nam. Các tổ chức giáo dục quốc tế bên cạnh việc thừa nhận trình độ học vấn cũng thường cho rằng giao tiếp tiếng Anh vẫn là một điểm yếu của học sinh, sinh viên Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2016-2017 đã xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam. Đích của lộ trình này là học sinh khi học hết bậc phổ thông có khả năng giao tiếp tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tạo nền tảng để học sinh có thể trở thành công dân toàn cầu thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, nhìn vào chương trình và cách thức giảng dạy ngoại ngữ bậc phổ thông hiện nay, phải rất lâu nữa mới đi tới cái đích này nếu không có giải pháp đột phá mạnh bạo hơn.

Biết thêm một ngoại ngữ là mở thêm một cánh cửa ra thế giới. Biết tiếng Anh là có thể mở cánh cửa ra cả thế giới bởi đây là ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp, tài chính, thương mại, du lịch toàn cầu. Công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 sẽ dẫn tới sự đột phá về tư duy, chương trình, dạy và học để tiếng Anh thực sự trở thành ngôn ngữ phổ cập tại nước ta.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo