xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chịu tang người thân tại nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19

THỐT NỐT - HÀ LONG - BẢO THY

(NLĐO) - Nén đau thương trước thông tin người thân qua đời, những cán bộ nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 ở miền Tây vẫn bám chốt, bám bệnh viện vì sức khỏe cho mọi người, mọi nhà.

An Giang: Ngày 23-7, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết đã gửi thư khen ngợi đại úy Diệp Sơn Đông - cán bộ tăng cường từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên cho chốt phòng, chống dịch Covid-19 thuộc Đồn Biên phòng Phú Hữu - vì ở lại bám chốt, không về quê chịu tang cha mất do bệnh nặng.

Chịu tang người thân tại nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Đại úy Diệp Sơn Đông túc trực bên bàn thờ cha lập tại chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 thuộc Đồn Biên phòng Phú Hữu

Theo đó, vào khoảng 14 giờ ngày 22-7, đại úy Sơn nhận được tin cha ruột của mình bị bệnh nặng và đã qua đời ở quê nhà. Thế nhưng, do công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Tây Nam hiện rất khẩn trương với diễn biến phức tạp nên đại úy Sơn phải gác lại việc riêng của gia đình, lập bàn thờ chịu tang cha tại chốt biên phòng thuộc xã Phú Hữu, huyện An Phú.

Nhận được thông tin này, Ban Thường vụ Đảng ủy và Bộ Chi huy Bộ đội Biên phòng An Giang đã gửi thư khen ngợi, động viên đại úy Sơn vì đã khắc phục khó khăn, quyết tâm ở lại đơn vị để cùng các cán bộ, chiến sĩ khác giữ vững tuyến đầu Tổ quốc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng thời, khen ngợi 2 cán bộ, chiến sĩ khác có hoàn cảnh tương tự là thiếu tá Trần Hải Dương (quê tỉnh Khánh Hòa, quân nhân chuyên nghiệp phụ trách kiểm tra giám sát) và trung úy Lê Văn Nguyên (quê Thanh Hóa, Trung đội trưởng Vệ binh Bộ đội Biên phòng An Giang).

Nhằm chia sẻ nỗi đau mất mát này, lãnh đạo các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ đã lập bàn thờ ở chốt biên giới để cho các đồng đội thắp hương, vọng tưởng về cha mình từ miền biên viễn.

Kiên Giang: Thiếu tá Trần Văn Tú, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Gành Dầu, TP Phú Quốc (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang), đầu đội khăn tang, lặng lẽ thắp hương trước di ảnh cha vợ. Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, thiếu tá Tú không thể về quê chịu tang, đồng đội ở đơn vị đã lập bàn thờ vọng ngay tại đồn để ông bái vọng, tiễn biệt người đã khuất.

Chịu tang người thân tại nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 2.
Chịu tang người thân tại nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Thiếu tá Trần Văn Tú và đồng đội bên bàn thờ cha vợ do anh em trong đơn vị phác họa

Chung quanh ông lúc này cũng không có đông đủ đồng đội vì hầu hết các đồng chí đang phải làm nhiệm vụ ứng trực khắp địa bàn để phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang trong cao điểm.

2 giờ đêm 21-7, vợ ông từ tỉnh Nghệ An gọi điện báo tin buồn. Vẫn biết cha vợ ốm nặng, nằm liệt giường trong bệnh viện đã hơn 1 năm qua nhưng việc ông cụ ra đi trong lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát khắp nơi, thiếu tá Tú không thể về chịu tang cùng vợ nên cảm thấy vô cùng đau xót.

Cũng vì cha vợ bệnh nặng nhiều năm, 2 bên ông bà nội ngoại đều đã già yếu, nhiều năm qua vợ thiếu tá Tú phải ở lại ngoài quê dạy học, chăm lo gia đình và 2 con nhỏ.

Sau khi thiếu tá Tú báo cáo đơn vị, cấp ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Gành Dầu đã xin ý kiến Bộ Chỉ huy, cử cán bộ lo mọi việc, chọn vị trí lập bàn thờ, di ảnh để ông Tú hương khói; cán bộ, chiến sĩ đến thắp nén hương chia buồn.

Thiếu tá Trần Văn Tú nói trong nghẹn ngào: "Từ ngày vợ chồng lấy nhau, vì nhiệm vụ, không ở gần nên không có điều kiện tiếp giúp được gia đình. Biết cha vợ ốm đau, nằm liệt nên tôi cũng chỉ gọi điện thăm hỏi, động viên; mọi việc trong ngoài, chăm sóc cha già, con mọn đều do vợ tôi lo hết. Hôm nay hay tin cha mất, lại đúng vào lúc này, mặc dù vẫn có thể về nhưng xác định là người chỉ huy đơn vị, nên tôi không thể vì tình riêng mà rời vị trí…".

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Chính phủ, nên Ban Thường vụ, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang chỉ gửi vòng hoa viếng, gửi điện chia buồn. Tập thể Ban Chỉ huy đồn Biên phòng Gành dầu cũng gửi vòng hoa viếng. Bố trí thời gian để đồng đội ông Tú mỗi người đến thắp nén hương chia buồn trên tinh thần tuân thủ 5K của Bộ Y tế, đảm bảo trực sẵn sàng chiến đấu và không bỏ vị trí canh gác.

"Ngoại việc lập bàn thờ vọng, họa di ảnh ông cụ, bố trí công việc để đồng chí Tú chịu tang cha, Cấp ủy, Ban Chỉ huy còn kịp thời động viên, chia sẻ những mất mát về tinh thần, tình cảm để đồng chí Tú ổn định tâm lý, giữ gìn sức khỏe vượt qua nỗi đau, tiếp tục công tác…" - thượng tá Hoàng Minh Phụng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Gành Dầu – nói.

Long An: Kể từ khi Trung tâm y tế Đức Huệ chuyển đổi công năng trở thành Bệnh viện Dã chiến số 4 của tỉnh để điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19, bác sĩ Phan Hữu Trọng – Trưởng Khoa ngoại Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ - là 1 trong những người đứng đầu trong danh sách đội ngũ y bác sĩ phục vụ tại bệnh viện.

Chịu tang người thân tại nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 4.
Chịu tang người thân tại nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Bác sĩ Trọng quỳ lạy, thắp nén hương cho cha

Những ngày gần đây, công việc ở bệnh viện rất vất vả khi số lượng bệnh nhân Covid-19 đưa vào điều trị tăng lên dần. Do đó, đã hơn nửa tháng qua, vị bác sĩ này chưa được về nhà thăm cha mẹ và vợ con.

Vào lúc 2 giờ ngày 20-7, bác sĩ Trọng hay tin cha mình đột ngột qua đời, nhưng do đặc thù công việc nơi tuyến đầu chống dịch, bác sĩ Trọng không thể về chịu tang cha, chỉ nắm được tình hình qua điện thoại.

Đồng cảm trước nỗi mất mát đó, Ban Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 4 xin ý kiến cấp trên lập bàn thờ vọng ngay trong bệnh viện để bác sĩ Trọng bái vọng, chịu tang cha mình. Các đồng nghiệp tại bệnh viện cũng đến viếng và an ủi, chia sẻ nỗi đau với bác sĩ Trọng.

Nhìn hình ảnh bác sĩ Trọng quỳ lạy, thắp nén hương cho cha trước bàn thờ vọng rồi nói "Cha ơi an nghỉ, con chưa về được" mà nước mắt lưng tròng, nhiều người đã rơi nước mắt.

Theo các đồng nghiệp, trong suốt thời gian phục vụ tại Trung tâm Y tế Đức Huệ, bác sĩ Trọng đã có nhiều nỗ lực cống hiến trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đặc biệt, trong những ngày đầu làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 4 với cường độ và áp lực công việc cao, thế nhưng bác sĩ Trọng vẫn luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng tận tụy chăm sóc cho các bệnh nhân Covid-19.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Bí thư Huyện ủy Đức Huệ, cho biết lãnh đạo huyện đã kịp thời chia sẻ, động viên bác sĩ Trọng và gia quyến trước mất mát này. Do dịch bệnh nên huyện không thể thành lập đoàn đi thăm viếng như bình thường để đảm bảo quy định phòng, chống dịch nhưng cũng luân phiên anh em đến giúp đỡ gia đình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo