xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chờ "vòng chung kết"

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Quý I/2023, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP HCM ước đạt 360.600 tỉ đồng, tăng 0,7% so cùng kỳ năm 2022; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 124.700 tỉ đồng, đạt 26% dự toán năm.

Đó là những số liệu công bố tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ, giải pháp quý II/2023 với chủ đề "Thúc đẩy đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm", do UBND TP HCM tổ chức ngày 1-4.

Lãnh đạo TP HCM cũng nhìn nhận rằng TP HCM đang có mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương (TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và thấp hơn mức trung bình chung của cả nước, xếp hạng 56/63 địa phương.

Nếu nói riêng về dịch vụ trọng yếu, 5/9 ngành của TP HCM được ghi nhận vẫn tăng trưởng khá trong quý I là: bán buôn, bán lẻ; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ; giáo dục và đào tạo; dịch vụ lưu trú, ăn uống. Bốn ngành còn lại tăng trưởng âm là: vận tải kho bãi, thông tin và truyền thông, kinh doanh bất động sản, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội.

Các chỉ tiêu về kinh tế thực sự rất quan trọng để đánh giá về kết quả hoạt động của một địa phương. Nhưng trong từng giai đoạn cụ thể, ở đây là quý I/2023, việc thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế đạt cao hay thấp không quan trọng bằng việc nhìn ra ngành nào, lĩnh vực nào đang khó, mà cụ thể đâu là điểm nghẽn để tập trung tháo gỡ.

Nói vậy để thấy một phần bài toán tổng thể về kinh tế của quý II và những tháng còn lại của năm 2023 đã được TP HCM xác định để tìm ra lời giải, tiếp tục của nỗ lực khắc phục hậu quả sau 2 năm ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19 và cả những ảnh hưởng từ suy thoái của kinh tế cả nước cũng như toàn cầu.

Còn nhớ, Chủ tịch UBND TP HCM - ông Phan Văn Mãi - khi chủ trì hội nghị sơ kết việc thực hiện Đề án 06 (Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" của Chính phủ), đã lưu ý các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức rằng: "Chúng ta triển khai Đề án 06 là cho chúng ta. Điều này để đạt được kết quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, đóng góp vào xây dựng chính quyền số, thành phố thông minh, qua đó phát triển TP HCM chứ không phải làm việc này để đứng nhất, đứng nhì. Do đó, các hạn chế chỉ ra thì nhận diện, soi chiếu vào ngành mình, địa phương mình để có giải pháp khắc phục".

Ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM - đã yêu cầu từng ngành, từng lĩnh vực của thành phố cần xem lại mình một cách khách quan, nghiêm túc để đề ra việc cần làm cho quý II, những quý còn lại của năm và những năm còn lại của nhiệm kỳ.

Rồi Bí thư Thành ủy ví von: "Nói theo cách thể thao thì một năm có 4 trận đấu (4 quý). Trận đầu chúng ta dự tính thủ hòa nhưng lại bị thua đậm. Các trận còn lại chúng ta có đủ mạnh để vào chung kết hay không, có tạo ra chiến thắng để bù lại số điểm bị mất của quý I hay không?". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo