Clip: Hồ tôm lấn sông Cu Đê
Sáng 10-9, theo ghi nhận của phóng viên, dọc theo bờ sông Cu Đê đoạn dưới chân cầu Trường Định (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) xuất hiện hàng chục đìa nuôi tôm có bờ ngang dài từ 50 - 70 m vươn ra tận giữa sông.
Các hồ nuôi tôm lấn sông Cu Đê đã xuất hiện từ lâu
Nhìn từ cầu Trường Định, phần lấn sông kéo dài khoảng 1km về phía hạ lưu, tạo thành nút thắt cổ chai, khiến thủy lưu bị bóp nghẹt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất là khi lũ về.
Người dân thôn Trường Định cho biết, dịch bệnh xảy ra triền miên khiến nhiều hộ không còn mặn mà với việc cải tạo đìa nuôi và bỏ hoang. Hàng chục đìa tôm lấn sông đìu hiu, hoang phế khiến môi trường bị ô nhiễm, lãng phí.
Bờ kè của các hồ tự phát "ăn" ra lòng sông chừng 50m đến 70m
Tuy nhiên, một số người dân vẫn tiếp tục dùng đổ xà bần, đóng cọc tre, đắp cát be bờ để lấn sông. Ở phía bờ đối diện, tình trạng sạt lở đã xuất hiện và có dấu hiệu tiếp diễn.
Cọc tre lấn sông
Theo thông tin từ phòng Địa chính – Xây dựng xã Hòa Liên, các đìa nuôi tôm hiện nay phần lớn sử dụng diện tích đất theo hiện trạng cũ đã có từ năm 2000. Những hộ nuôi tôm mới hiện nay đang thuê lại đất trước đây đã khai hoang và nuôi tôm thẻ chân trắng theo vụ. 24 hecta đìa tôm dọc bờ sông Cu Đê đều chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đến xà bần được người dân ngang nhiên sử dụng để lấn sông
Đại diện Phòng Môi trường huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) cho biết hành động nuôi tôm tự phát và chưa có quy hoạch ở thôn Trường Định sẽ gây ra những tác động lâu dài về môi trường.
Bình luận (0)