xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu QH Lê Thanh Vân: Khó khăn thì xây tượng đài để làm gì?

Minh Chiến - Huy Thanh

(NLĐO)- Đó là băn khoăn của đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội

Ngày 25-5, Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Đại biểu QH Lê Thanh Vân: Khó khăn thì xây tượng đài để làm gì? - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân thảo luận tại tổ ngày 22-5. Ảnh: Phạm Thắng

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nêu thực tế về tỉ lệ thất nghiệp lớn, động lực phát triển công nghiệp phía Nam, ở Đồng Nai, Bình Dương rất nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Nguyên nhân do giảm cầu, đơn đặt hàng không có.

Theo đại biểu Lê Thanh Vân, có tiểu thương ở chợ Bến Thành (TP HCM) nói có giai đoạn 2 tuần liền không bán được món hàng nào. "Điều này cho thấy cầu giảm, do khó khăn, người dân phải thắt lưng buộc bụng, lương không có, doanh nghiệp nợ, họ không có chi phí cho sinh hoạt"- ông Vân nói.

Vị đại biểu đoàn Cà Mau cũng nêu thực tế và bày tỏ sự không đồng tình khi nhiều dự án cổng chào vẫn triển khai trong lúc đời sống người dân còn khó khăn. "Ở vùng sâu vùng xa, khó khăn như vậy thì xây tượng đài để làm gì" - đại biểu băn khoăn.

Về thể chế, đại biểu cũng cho rằng còn nhiều bất cập, cần tháo gỡ để giải phóng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ doanh nghiệp. Ông Lê Thanh Vân kiến nghị không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự. Đồng thời, những vụ án nào trong lĩnh vực kinh tế phải đẩy nhanh, xử lý nghiêm minh để ngăn chặn, gây dựng niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Theo đại biểu Vân, tránh điều tra, xử lý dàn trải, kéo dài, khiến doanh nghiệp nào cũng lo lắng, thấp thỏm, sợ mình vi phạm nên không dám làm gì.

Tại tổ TP HCM, đại biểu Trần Anh Tuấn cũng lo ngại khi tiến độ giải ngân, triển khai chương trình phục hồi sản xuất - kinh doanh chưa đạt kế hoạch đề ra, trong khi thời gian còn lại của năm 2023 rất ngắn.

Theo đại biểu Tuấn, chương trình phục hồi đặt ra trong trường hợp cấp bách, do đó cần triển khai nhanh. Nhưng với tiến độ như hiện nay sẽ mất đi ý nghĩa, mục tiêu của chương trình.

Bày tỏ đồng tình, đại biểu Đỗ Đức Hiển (đoàn TP HCM) cũng nêu tình trạng chậm trễ đưa các nguồn lực vào nền kinh tế, vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc chậm lập danh mục các dự án của chương trình phục hồi cũng chưa được Chính phủ phân tích, làm rõ hơn các nguyên nhân.

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) cho biết trong báo cáo của Chính phủ đã đề ra các nhóm giải pháp nhưng vẫn chung chung, chưa toát lên giải pháp cụ thể, đột phá. Vị đại biểu đề nghị Chính phủ cần có các nhóm giải pháp cụ thể hơn, có kịch bản tháo gỡ khó khăn trước mắt và dài hạn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo