xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đánh thức, phát triển các nguồn lực văn hóa Thủ đô

B.H.Thanh

(NLĐO)- Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết khơi dậy sức mạnh văn hóa không những là nhu cầu bức thiết từ thực tiễn đặt ra, mà còn là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô.

Nền tảng văn hoá với tiềm năng lớn

Các chuyên gia đều nhận định Thăng Long - Hà Nội chứa đựng một kho tàng văn hóa không nơi nào có được nhưng để trở thành nguồn lực phát triển là cả câu chuyện dài, từ bảo tồn phát huy giá trị di sản gắn với du lịch đến sáng tạo những giá trị văn hóa, qua đó tạo dựng một nền công nghiệp văn hóa mang yếu tố thời đại, còn rất nhiều việc phải làm. Việc gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế trong vai trò nguồn lực nội sinh vẫn là thách thức lớn.

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, với vị trí, vai trò đặc biệt, Hà Nội có nền tảng văn hóa với tiềm năng to lớn. Kể từ khi đức Vua Lý Thái Tổ đặt nền móng định đô ở Thăng Long đến nay, trải qua hơn 1010 năm, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội là nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm", hội tụ, kết tinh và tỏa sáng nền văn hóa dân tộc. Hà Nội cũng khéo léo tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh nhân loại để làm giàu có thêm sức sống văn hóa của mình. Thành phố ngàn năm không chỉ xứng đáng là trái tim của cả nước mà còn được bạn bè thế giới tôn vinh là "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", "Thành phố Vì hòa bình", "Thành phố sáng tạo"... "Văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị" từ lâu đã trở thành những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp tạo nên bản sắc văn hóa Hà Nội.

Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", Hà Nội quán triệt nhận thức phát triển công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và lấy văn hóa, con người làm nền tảng, là nguồn lực, là động lực để phát triển bền vững Thủ đô. Mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5%; đến năm 2030 đóng góp 8% và đến năm 2045 đóng góp 10% vào GRDP thành phố.

Đánh thức, phát triển các nguồn lực văn hóa Thủ đô - Ảnh 1.

Nghi lễ cung đình trong dịp Tết nguyên đán tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: Hoàng thành Thăng Long

Đồng bộ các giải pháp

Phát biểu chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về các nhiệm vụ năm 2022, nhấn mạnh các yêu cầu phát triển văn hóa, trong đó có việc thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu cần tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách tăng cường sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa từ thành phố đến cơ sở; khuyến khích phát triển, khai thác hiệu quả các không gian văn hóa sáng tạo của cộng đồng; kiên trì thực hiện mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hình thành hệ giá trị văn hóa mới trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội; trước mắt tham mưu UBND TP chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm về văn hóa, hoàn thành kế hoạch đề ra...

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, cho rằng Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa của Thành ủy Hà Nội là việc cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và gần đây nhất là phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, nhiệm vụ đặt ra trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, Chương trình số 06 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021 - 2025”. Đây còn là quyết tâm chính trị cao của thành phố thực hiện cam kết với UNESCO trong xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” trên lĩnh vực “Thiết kế” của khu vực Đông Nam Á, với nền tảng là các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, cho rằng bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác tuyên truyền về văn hóa cần được chú trọng thường xuyên để mỗi người dân, mỗi gia đình hiểu sâu, rộng và đồng thuận trong thực hiện, qua đó giữ gìn thuần phong mỹ tục trong mỗi gia đình để xây dựng xã hội văn minh.

HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13-7-2021 về "Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần bảo đảm hiệu quả gắn với thực hiện Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa của Thành ủy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo