xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dịch bệnh thay đổi chúng ta

Lưu Nhi Dũ, ảnh: TRẦN THẾ PHONG

Thế giới bước vào một thập kỷ mới của thế kỷ XXI trong hỗn mang dịch Covid-19 đang lan rộng chưa từng có, khi SARS-CoV-2 với những biến thể mới lan rộng ra toàn cầu, dù con người đã có vắc-xin phòng Covid-19

 Còn chúng ta chào đón Xuân Tân Sửu, mùa Xuân Covid thứ 2 cũng đầy lo âu khi mà bên cạnh Việt Nam là Thái Lan, Singapore, Indonesia, Myanmar…, dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.

Nhớ Tết Canh Tý 2020, ca mắc Covid-19 đầu tiên ở nước ta làm đảo lộn xã hội một cách dữ dội, rồi trải qua 3 đợt bùng phát dịch, cả nước phải sống chung với dịch trong trạng thái "bình thường mới" là một thách thức chưa từng có. Nhưng Việt Nam đã căn bản khống chế được dịch Covid-19, được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia khống chế tốt nhất đại dịch này. Đó cũng là cơ sở để kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 3% trong khi nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm.

Dịch bệnh thay đổi chúng ta - Ảnh 1.

Các chuyên gia khẳng định Covid-19 vẫn còn thách thức nhân loại ít nhất đến hết năm 2022, dù đến nay đã có một số loại vắc-xin được Mỹ và các quốc gia châu Âu phê chuẩn. Nhiều nước châu Âu đang trải qua những trận dịch tồi tệ nhất. Thụy Điển, quốc gia chống dịch theo kiểu "miễn dịch cộng đồng", cũng bừng tỉnh! Cả châu Âu và Mỹ gần như không có kỳ nghỉ Giáng sinh, Tết dương lịch. Họ đang ăn Tết kiểu khác, tại nhà, trong nỗi sợ hãi virus SARS-CoV-2 biến thể lây lan dịch nhanh hơn.

Ở nước ta, đây là mùa Xuân Covid thứ 2 nhưng bình yên hơn vì cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát. Hàng ngàn chuyến bay Tết vẫn cất cánh, tàu lửa, xe đò vẫn "Xuân vận" nhưng trong trạng thái "bình thường mới", đặc biệt phải sẵn sàng chống dịch có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, dù những cành đào Nhật Tân vẫn bung cánh, những cánh mai vàng phương Nam vẫn rực rỡ đón Xuân của đất trời.

Xuân Tân Sửu hy vọng vẫn bình yên nhưng nếu quan sát kỹ thì sẽ thấy ở các sân bay lớn không có hàng ngàn Việt kiều về quê ăn Tết như trước. Hàng trăm lễ hội đầu năm sẽ phải dừng, khách du lịch quốc tế vắng bóng. Sức mua Tết này chắc chắn sẽ yếu hơn các năm do kinh tế tăng trưởng thấp nhất trong hai thập niên qua.

Hôm 29-10-2020, trong hội thảo trực tuyến khẩn cấp của Ủy ban Nền tảng khoa học - chính sách liên chính phủ về đa dạng sinh học và hệ sinh thái (IPBES), các chuyên gia hàng đầu thế giới cảnh báo rằng trong tương lai đại dịch sẽ xảy ra thường xuyên hơn, làm chết nhiều người hơn và gây thiệt hại thậm chí tồi tệ hơn Covid-19, nếu không có sự thay đổi cơ bản trong cách con người đối xử với tự nhiên.

Hãy tưởng tượng, trong tự nhiên có tới 850.000 virus giống như virus corona chủng mới, tồn tại ở động vật và có thể tấn công con người…

Thực tế, chỉ với biến chủng SARS-CoV-2 thôi, con người đã xấc bấc xang bang. Mike Ryan, một chuyên gia uy tín của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã mô tả SARS-CoV-2 là một thứ "đơn giản nhưng rất tàn độc". "Nó độc ác trong hình hài đơn giản đó. Nó không có não, nhưng chúng ta thì có. Chúng ta thông minh hơn những thứ không có não nhưng tôi thấy bây giờ chúng ta lại không thể hiện được điều đó" - ông Ryan nói đầy ẩn ý về cách con người ứng xử với đại dịch và hơn thế nữa.

Con người thua một con virus không não! Nhiều thông tin về SARS-CoV-2 đã được biết đến nhưng virus này vẫn còn rất nhiều ẩn số. Chuyên gia sinh học Isabelle Bolon (Đại học Genève - Thụy Sĩ) đánh giá: "Đến nay không có tiến bộ nào lớn về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Và virus

SARS-CoV-2 vẫn đang tiến hóa".

Hình như con người càng thông minh thì những thách thức tự nhiên càng khắc nghiệt hơn, thách thức sự tiến hóa của chính con người?

Hơn 1 năm qua, Covid-19 làm tê liệt nền kinh tế thế giới, làm thay đổi thế giới theo cách chưa từng có.

Thomas Frey - nhà tương lai học (futurist), Giám đốc điều hành Học viện Da Vinci - trên trang futuristspeaker, có bài viết rất lý thú đề cập đến 19 xu hướng mới sau đại dịch Covid-19, cho rằng chúng ta đang bước vào thời đại đổi mới nhất trong lịch sử loài người, trong đó có nhiều xu hướng như thay đổi cấu trúc kinh tế, cách làm việc, thương mại, chăm sóc sức khỏe, sự dịch chuyển công việc, thay đổi ngành hàng không, kể cả sự khủng hoảng cô đơn… Song, Thomas Frey không bi quan, ông nhận định: Dịch bệnh cho ta thời gian để có thể làm mới từng khía cạnh của cuộc sống hiện đại.

Loài người đã cài đặt cuộc sống của mình trong thời đại công nghệ 4.0, nay phải "tái cài đặt" để sống chung với đại dịch. Không phải "chuyển đổi số" đơn giản mà phải suy nghĩ thế nào để có thể thay đổi nhanh thích nghi với môi trường sống nhằm tiếp tục phát triển. Công nghệ đã có, chỉ cần thay đổi để thích nghi, tạo ra những cơ hội mới, giá trị mới ngay trong đại dịch.

Chỉ có mùa Xuân của đất trời là bất biến. "Xuân - hạ - thu - đông - rồi lại Xuân", vòng quay của tự nhiên là vậy nhưng mùa Xuân này chúng ta ăn Tết khác đi - "Tết 5K" như khuyến cáo của Bộ Y tế. Vậy thì có gì mà không dang rộng vòng tay đón mùa Xuân Covid thứ 2!

Đó cũng là cách thích nghi, thích nghi với tự nhiên để vượt qua thách thức của chính tự nhiên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo