xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đóng tàu hư sao không đền?

Hiếu Nghi

Vụ ngư dân tỉnh Bình Định yêu cầu bồi thường vì tàu hư hỏng đến nay lại tiếp tục kéo dài. Công ty Đại Nguyên Dương và Nam Triệu - 2 đơn vị đóng những con tàu này - thẳng thừng bác bỏ mức bồi thường do ngư dân đưa ra.

Vụ việc đã kéo dài quá lâu, tổng số 19 tàu do 2 công ty trên đóng được sửa chữa nhiều lần nhưng đến nay vẫn có chiếc không thể ra khơi. Hậu quả trước hết chính ngư dân phải gánh chịu. Chậm ra khơi, tiền lãi vay ngân hàng ngày càng cao. Tàu hư hỏng, đánh bắt không được nếu kéo dài sẽ đẩy ngư dân đến phá sản. Thế nhưng, không hiểu sao các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp cụ thể giải quyết rốt ráo vụ việc. Cứ họp hành, thỏa thuận, "đốp chát" với nhau nhưng cuối cùng, mọi chuyện vẫn giẫm chân tại chỗ trong khi nợ của ngư dân cứ chất chồng.

Nếu đây là hợp đồng đóng tàu thông thường giữa ngư dân và doanh nghiệp thì có thể để 2 bên tự thỏa thuận hoặc kiện nhau ra tòa giải quyết. Song đây là những tàu được vay vốn đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP nằm trong chiến lược phát triển ngành thủy sản và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những vụ việc lùm xùm và thái độ phủ nhận hậu quả của doanh nghiệp đóng tàu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý ngư dân và gián tiếp tác động xấu đến chính sách. Trong hơn 1.000 tàu đóng mới theo diện này thì phần lớn số tàu bị hư hỏng nằm ở Bình Định, do 2 công ty Đại Nguyên Dương và Nam Triệu đóng.

Khi trả lời của các đại biểu Quốc hội về kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị định 67 vào khoảng giữa tháng 11-2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết nợ xấu đang có xu hướng gia tăng do một số chủ tàu không có nguồn thu để trả ngân hàng. Cụ thể, phát sinh hơn 50 khoản vay với dư nợ hơn 600 tỉ đồng đã quá hạn của 11/28 tỉnh và thành phố ven biển, trong đó có 16 khoản vay đã bị chuyển sang nợ xấu do tàu đóng mới không đủ bảo đảm chất lượng hoặc do chủ tàu không có khả năng tiếp tục đóng mới hay khai thác.

Những con tàu trên rơi đúng vào trường hợp này và dư luận nghi ngờ về khả năng đóng tàu cũng như thiện chí giải quyết sự vụ của 2 công ty Nam Triệu, Đại Nguyên Dương. Ai có thể chấp nhận tàu vừa đóng xong đã hỏng? Các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện một số tàu được lắp máy thủy chính không đúng hợp đồng, hư hỏng nhiều bộ phận, thậm chí ra khơi vài chuyến đã bị gỉ sét. Yêu cầu bồi thường về tiền lãi phát sinh do tàu không thể ra khơi, tiền neo bãi... là chính đáng và được cơ quan chức năng địa phương xác nhận. Trước thiệt thòi quá lớn, có ngư dân đã đưa vụ việc ra tòa.

Cực chẳng đã ngư dân mới phải chấp nhận cuộc chiến pháp lý để đòi quyền lợi trong khi mình luôn ở thế yếu. Họ chỉ quen với biển cả nhưng nay phải tập hợp hồ sơ, cứ liệu với ngồn ngộn từ chuyên môn kỹ thuật để đối đầu với doanh nghiệp chuyên về đóng tàu thì quả là khó khăn. Nhưng có lẽ đây là cách làm cần thiết và hy vọng sẽ tạo tiền đề để người dân chất phác đòi được quyền lợi của mình trước các doanh nghiệp mất uy tín, né tránh trách nhiệm. Các cơ quan chức năng của các bộ, ngành liên quan và các địa phương không thể đứng ngoài cuộc khi ngư dân phải mang một số nợ khổng lồ mà lỗi không phải do họ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo