xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự án lấn sông Đồng Nai mãi trêu ngươi

Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG

Nửa thập kỷ trôi qua, dự án lấn sông Đồng Nai ngày nào làm dậy sóng dư luận giờ vẫn nằm im, không ai đưa ra quyết định nào về số phận của nó khiến dư luận bức xúc

Nếu tính từ ngày khởi công, dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai (gọi tắt là dự án lấp lấn sông Đồng Nai, bởi có hơn 77.200 m2 trải dài 1,3 km lấp lấn sông, tại phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do Công ty CP Đầu tư kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư) đến nay đã tồn tại gần 6 năm. Hơn nửa thập kỷ trôi qua, nhiều lãnh đạo tại địa phương liên quan dự án đã về hưu, có người bị kỷ luật nhưng dự án bị tạm dừng rồi vẫn nằm đó, chẳng ai quan tâm, như của vô thừa nhận.

"Không thể chấp nhận"!

Giữa tháng 2, chúng tôi trở lại vùng dự án lấp lấn sông Đồng Nai kể trên, cũng như những lần trước đó, để tiếp cận bờ con sông là việc khó vô cùng. Bởi dọc theo dự án lấn sông này là nhà dân kinh doanh hàng quán trên đường Cách Mạng Tháng Tám, nên không còn cách nào khác là phải leo qua mới đặt chân được lên "dự án". Nhiều chủ quán cà phê nơi đây cho hay ngày trước, khách có thể vừa ngồi nhâm nhi cà phê vừa câu cá, giờ đây thì nhìn ra sông xa tít tắp.

Hướng về phía thượng lưu, vùng đất lấp giờ bỏ không. Kéo dài về phía hạ lưu, cây cỏ mọc um tùm, nhiều cây bàng dại giờ đã cao hơn 5 m. Những khối bê-tông, ống cống trước đây chở ra để thi công giờ nằm lăn lóc, lấp trong cỏ dại, sát bờ nước vài mỏm đá có người ngồi câu cá trong hoang tàn.

Ông Thanh, cư dân sở tại, cho hay ông có thói quen ngồi uống cà phê ngắm sông từ nhiều năm trước, đến lúc sông mất đi thì vẫn giữ thói quen cũ không thay đổi được nhưng lòng cảm thấy buồn vì việc lấp lấn sông là vô tội vạ, lấy của chung làm của riêng, bất chấp hậu quả như vậy vẫn có thể diễn ra giữa một đô thị sầm uất như Biên Hòa.

Dự án lấn sông Đồng Nai mãi trêu ngươi - Ảnh 1.

Sau hơn 5 năm, phần diện tích lấn sông vẫn tồn tại, bất chấp sự bức xúc của dư luận

"Còn nhớ cái ngày lấp sông hơn 5 năm trước, sau vài tháng, người dân gần đó mới phát hiện vì chung quanh được che kín, có người canh gác, dân không biết họ làm gì bên trong. Đến lúc dư luận lên tiếng, báo, đài vào cuộc thì mới tạm dừng rồi để vậy từ đó đến nay… Đúng ra, khi đó phải xử thật nghiêm, dẹp và trả lại mặt nước cho sông Đồng Nai chứ cứ như bây giờ thì dân không khỏi nghi ngờ" - ông Thanh bình luận.

Chị An, một người dân địa phương, bức xúc: "Mình vào quán uống cà phê rồi quan sát một vòng, trông dự án bỏ hoang thật nhếch nhác, phá hỏng cả cảnh quan thơ mộng, chẳng lẽ không ai có trách nhiệm, bỏ mặc vậy hay sao?".

Không thể đi dọc theo dự án cỏ đã mọc um tùm và có các chướng ngại vật do người dân dựng lên ngăn cách khu vực, chúng tôi tiếp cận góc lấp sông khác. Đi vòng hơn 1 km, nhìn từ phía di tích lịch sử đình Phước Lư, bãi đất hoang hóa um tùm như trêu ngươi. Một số cây cối mọc hoang trên dự án càng cao vút. Rác rến tù đọng tập trung quanh khu dự án. "Ngay từ lúc sông mới bị lấp, rác từ các nơi đã tấp vào khúc eo, chúng tôi phải dọn thường xuyên. Đã từ năm 2015 đến nay mà vẫn không ai quyết, cứ bỏ mặc. Không nhắc nhở rồi có khi đô thị lại mọc lên. Hãy trả lại nguyên trạng cho nó. Sông Đồng Nai gánh chịu quá nhiều hành vi bức hại rồi, không thể chấp nhận thêm bất kỳ dự án lấn sông nào được nữa đâu" - ông Nguyễn Văn Hai (67 tuổi) nói.

Nhiều người liên quan đã về hưu, cách xử lý vẫn mịt mù

Cũng như người dân, khi đề cập sự tồn tại của dự án lấn sông kể trên, các nhà khoa học đều cảnh báo cần phải múc toàn bộ đất đã lấp sông, hoàn trả nguyên trạng dòng chảy... bởi có làm như vậy thì con sông mới thoát cảnh bị bức hại.

Trước việc dư luận đòi hỏi phải trả lại nguyên trạng, chính quyền phải nói rõ vì sao đến nay vẫn chưa có giải pháp xử lý cụ thể, ngày 20-2, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Ông Dũng cho biết với các vấn đề phóng viên đặt ra, tỉnh cần phải có thời gian nên phải trao đổi bằng văn bản!

Bình luận về việc này, ông Nguyễn Văn Hai cho rằng nếu tỉnh làm quyết liệt thì hoàn toàn dễ dàng cho dư luận biết từ lâu rồi chứ cần gì đến văn bản mới có câu trả lời cho dư luận.

Lập luận của ông Hai hoàn toàn có lý, bởi ai cũng biết dự án lấp sông Đồng Nai do Công ty CP Đầu tư Kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư, được khởi công năm 2014 theo Quyết định 2230/QĐ-UBND ngày 21-7- 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai, do bà Phan Thị Mỹ Thanh khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký. Bà Thanh cách đây hơn 1 năm đã bị trung ương kỷ luật cách hết chức vụ, khi đó, bà này đã là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Hiện tại, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thời điểm triển khai dự án là ông Đinh Quốc Thái và các phó chủ tịch cũng đã về hưu.

Sau khi công luận "dậy sóng", tháng 6-2015, Thủ tướng Chính phủ vào cuộc, yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, giao UBND tỉnh Đồng Nai căn cứ ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định xử lý các vấn đề liên quan và chịu trách nhiệm. Thế nhưng, đến nay gần 5 năm trôi qua, dự án vẫn nằm "đắp chiếu"! 

Những lấp lấn... vô tội vạ

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, từ "đại dự án" lấn sông do Công ty Toàn Thịnh Phát thực hiện xử lý không nghiêm, những vụ lấp lấn sông khác cũng diễn ra. Vụ lấp lấn sông làm bến thủy tại đoạn sông chảy qua huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) sau khi Báo Người Lao Động vào cuộc thông tin, chính quyền địa phương ngay sau đó đã phải cho khắc phục hiện trạng, múc đất đá trả lại lên bờ. Gần đây, xảy ra vụ lấp lấn tràn lan trên sông khu vực cầu Bửu Hòa, cách dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát không xa. Khi Báo Người Lao Động lên tiếng, việc lấp sông này dừng lại, nhiều cán bộ bị kiểm điểm nhưng đất đá tràn thành mặt bằng trên sông vẫn còn đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo