xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa người về cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính

MINH CHIẾN - PHAN ANH - SƠN NHUNG

Bên cạnh giảm cán bộ, công chức cấp huyện, tỉnh để tăng cường cho cấp xã; các bộ, ngành, địa phương phải đẩy nhanh tiến độ cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho dân

Tại phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu nghiên cứu giảm cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện để tăng cường cho cơ sở nhằm kịp thời giải quyết thủ tục, công việc cho người dân và doanh nghiệp (DN).

Giảm tải cho công chức cấp xã

Yêu cầu trên được Thủ tướng đưa ra trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) còn nhiều thách thức, thủ tục còn rườm rà; việc thực thi phương án đơn giản hóa TTHC còn chậm; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; vẫn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng vặt.

Thực tế thời gian qua, nhiều phường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng có dân số đông, trong khi số lượng công chức theo quy định chỉ 15 người mỗi phường dẫn đến quá tải khi giải quyết TTHC.

Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng quy định về chức danh, bố trí số lượng và chế độ, chính sách của cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường, xã, thị trấn chưa phù hợp với khối lượng công việc, quy mô dân số, đặc điểm của từng địa phương. "Một số nơi có quy mô dân số đông dẫn đến quá tải trong việc quản lý" - ông Ứng nói và đề cập đến phường đông dân nhất ở Hà Nội hiện nay là Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) với gần 100.000 dân.

Theo thống kê, bình quân một cán bộ, công chức cấp xã trên cả nước đang phục vụ 485 người dân. Trong khi đó ở TP HCM, con số này là 1.554 người dân, tức gấp 3 lần. TP HCM có 245/312 phường, xã, thị trấn có quy mô dân số vượt tiêu chuẩn dân số của phường là trên 15.000 người và của xã, thị trấn là 8.000 người.

Đặc biệt, TP HCM có 6 phường, xã có quy mô trên 100.000 dân. Điển hình là Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) có hơn 123.000 người. Bình quân mỗi cán bộ, công chức ở đây phải giải quyết 270 hồ sơ mỗi tháng.

Trước yêu cầu giảm tải cho cán bộ cấp phường, xã, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 33/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, các phường, xã được tăng thêm công chức và người hoạt động không chuyên trách theo quy mô dân số và diện tích, ngoài số lượng đã được quy định "cứng".

Cắt bỏ những thủ tục không cần thiết

Bên cạnh tăng cường cán bộ cho cấp cơ sở, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chú trọng cải cách hành chính từ cơ sở và cắt bỏ tất cả các thủ tục không cần thiết.

Dẫn dữ liệu khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết DN vẫn bị phiền hà, chi phí tuân thủ cao trong việc tiếp cận đất đai. "Theo khảo sát, có khoảng 40% DN thực hiện thủ tục đất đai đã chấp nhận trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục" - ông Tuấn nói.

Chủ tịch HĐQT một DN bất động sản tại TP HCM than thở các DN bất động sản luôn sống trong lo lắng: Lo vì thủ tục không "chạy", dự án ách tắc, chi phí đội lên...

Không chỉ với DN, trên thực tế cũng còn không ít thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Vừa qua, có phản ánh của người dân về việc phải cung cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) khi có nhu cầu xin việc tại một số đơn vị giao hàng. Thực tế, việc xin phiếu LLTP có khó khăn, người dân phải xếp hàng chờ đợi để được cấp phiếu này.

Bà Đỗ Thị Thúy Lan, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm LLTP quốc gia (Bộ Tư pháp), cho biết Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo Bộ Tư pháp rà soát các thủ tục liên quan đến phiếu LLTP, cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, đồng thời có giải pháp tạo thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu cấp phiếu.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết từ đầu năm đến hết tháng 10-2023, cơ quan này đã ban hành 11 quyết định công bố bãi bỏ 29 TTHC; sửa đổi, bổ sung, thay thế 18 TTHC trong lĩnh vực thuế, quản lý giá, công sản. Từ nay đến hết năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm nhiệm vụ cải cách TTHC thuộc phạm vi quản lý.

Về phía Bộ Công Thương, cơ quan này cũng đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh cải cách TTHC; bảo đảm mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% thủ tục hành chính nội bộ và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ.

Đưa người về cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính - Ảnh 1.

Nhiều cán bộ, công chức cấp xã, phường ở TP HCM quá tải công việc do người ít, việc nhiều. Trong ảnh: Người dân làm thủ tục tại UBND phường 12, quận 10, TP HCMẢnh: HOÀNG TRIỀU

TP HCM tăng cường người cho địa bàn đông dân

Tính đến tháng 10-2023, trong quá trình cải cách hành chính, TP HCM đã chuẩn hóa 17 TTHC mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã sửa đổi 97, thay thế 34 và bãi bỏ 21 TTHC. TP HCM cũng phê duyệt 740 dịch vụ công trực tuyến. Tỉ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn của thành phố đạt 99,8%.

TP HCM cũng thực hiện tăng biên chế cho cấp xã, gồm: Tăng 52 phó chủ tịch, 323 công chức và 1.809 người hoạt động không chuyên trách.

Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân cho biết TP HCM sẽ tăng thêm 1 công chức đối với các phường, xã, thị trấn quy mô từ 30.000 dân trở lên; tăng thêm 2 công chức và 2 người hoạt động không chuyên trách đối với địa phương có từ 50.000 người trở lên; 3 công chức và 3 người hoạt động không chuyên trách đối với nơi có từ 100.000 người trở lên.

Ngoài ra, TP HCM sẽ tăng thêm 1 công chức, 1 người hoạt động không chuyên trách đối với phường, xã, thị trấn có hoạt động kinh tế phát triển. Các địa bàn có từ 2.000 cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trở lên; có từ 200 cơ sở kinh doanh ngành nghề có điều kiện trở lên; quy mô diện tích tăng thêm từ đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên trở lên. Về cơ cấu lãnh đạo, các xã, phường, thị trấn có từ 50.000 người trở lên được tăng thêm một phó chủ tịch UBND nhưng không quá 3. 

Quản thức ăn chăn nuôi chặt còn hơn thực phẩm cho người!

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, phản ánh quy định chứng nhận và công bố hợp quy đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam là không cần thiết. Tuy nhiên, cộng đồng DN đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa bãi bỏ.

"Hiện tại, thức ăn chăn nuôi được quản lý còn chặt hơn thực phẩm cho người. Cụ thể, tại Nghị định 15/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm không còn quy định phải công bố hợp quy đối với cả các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như: thực phẩm chức năng, dinh dưỡng y học và các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm như bánh, kẹo, mì ăn liền..." - ông Sơn than phiền.

Theo ông Sơn, quy định không cần thiết trên là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh ngành chăn nuôi nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Ng.Ánh

Nền hành chính vì dân phục vụ

Về chủ trương giảm cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện để tăng cường cho cơ sở, TS Phạm Quang Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học hành chính Việt Nam, nhận định: "Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện có điều kiện nắm bắt, cập nhật các chính sách của trung ương, kinh nghiệm pháp luật. Vì vậy, khi tăng cường về cơ sở sẽ thúc đẩy giải quyết các dịch vụ công nhanh hơn, mang lại sự hài lòng cho người dân, đúng với chỉ đạo của Đảng là xây dựng một nền hành chính vì nhân dân phục vụ".

T.Phong

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo