xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm soát cảm xúc trong thời gian giãn cách

ANH THƯ

Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất là cố giữ nhịp sống bình thường ngay cả khi bị cách ly, giãn cách và tìm hoạt động phù hợp để lấp vào thời gian lẽ ra mình ra ngoài đi làm, đi chơi

Một nghiên cứu vừa công bố đầu tháng 6-2021 trên tạp chí khoa học PLOS One, do Trường Y khoa Duke - NUS (Singapore) thực hiện, cho thấy có đến 1/3 người trưởng thành gặp phải tình trạng rối loạn lo âu và trầm cảm liên quan đến đại dịch Covid-19.

Dịch bệnh "lên", cảm xúc đi xuống

Chị Thanh M. (37 tuổi), một người mẹ 2 con ở quận Gò Vấp (TP HCM), chia sẻ trên mạng xã hội rằng sau 1 tháng bọn trẻ nghỉ học và việc ra đường ngày càng hạn chế, gia đình chị suốt ngày ầm ĩ vì vợ chồng cãi nhau, mắng con. "Tôi cũng tự thấy mình dễ nóng, nhiều khi mắng con xong nằm khóc vì thấy có lỗi. Tôi đang lo vì chứng trầm cảm mà mình gặp hồi mới sinh bé đã ổn lâu nay, giờ có vẻ tái phát" - chị tâm sự.

Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trần Minh Khuyên, chuyên gia tâm thần kinh của Phòng khám Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược 1 (TP HCM), cho biết trong những ngày gần đây, các bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu tìm đến ông nhờ giúp đỡ rất nhiều, liên quan làn sóng dịch Covid-19 diễn ra trên cả nước.

"Đây là một giai đoạn khó khăn cho những người có "nền" bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Một số người đã điều trị ổn, ngưng thuốc có thể bắt đầu gặp vấn đề trở lại. Một số bệnh nhân đang dùng thuốc liều thấp để duy trì cũng cần điều chỉnh liều. Vì vậy, việc đầu tiên khi bắt đầu thấy mình bất an hơn, cứ đứng ngồi không yên, bồn chồn, đi ra đi vào... thì nên liên hệ BS để được giúp đỡ chặn đứng cơn "bùng phát" của tâm bệnh. Các vấn đề tâm thần kinh là nhóm bệnh có thể thăm khám, kê toa trực tuyến và rất nhiều bệnh viện, phòng khám hiện nay có dịch vụ này là lựa chọn tốt nếu ngại đến bệnh viện" - BS Trần Minh Khuyên cho biết.

Ngoài ra, người bị tâm thần phân liệt cũng dễ rơi vào giai đoạn tăng nặng của bệnh khi cuộc sống bị đảo lộn. Người có thân nhân mang bệnh này cần hết sức lưu ý.

Ngược hẳn với người lớn, nhiều trẻ em lại tỏ ra "quậy" hơn trong những ngày được nghỉ học nhưng phải "bó gối" trong nhà. "Trẻ nhỏ đang tuổi ăn, tuổi lớn, cần được vui chơi, nên việc các hoạt động bị hạn chế trong mùa dịch, nhất là các giai đoạn cách ly, giãn cách, cũng làm trẻ bị căng thẳng, có thể dẫn đến thay đổi tính tình" - ThS-BS Đinh Thạc, Trưởng Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), nói.

Kiểm soát cảm xúc trong thời gian giãn cách - Ảnh 1.

Chơi với con giúp gia đình được cân bằng trong thời gian giãn cách xã hội (Ảnh: Hoàng Triều)

Giữ nhịp sống, cân bằng cảm xúc

Theo BS Trần Minh Khuyên, tất cả mọi yếu tố từ nỗi lo mắc bệnh, sợ bị cách ly, phải làm việc online, ít giao tiếp, phải bỏ đi những thói quen hằng ngày... đều ảnh hưởng tâm lý chúng ta. Để giảm thiểu tác động, điều quan trọng nhất là cố giữ nhịp sống bình thường ngay cả khi bị cách ly, giãn cách và tìm hoạt động phù hợp để lấp vào thời gian lẽ ra mình ra ngoài đi làm, đi chơi.

"Nếu phải ở trong nhà hoàn toàn, hãy cố gắng thức dậy đúng giờ như những ngày đi làm, vệ sinh cá nhân, thay quần áo, làm việc online đúng giờ. Với những người làm công việc không thể làm online, nên "lấp chỗ trống" bằng cách lên kế hoạch những việc mình muốn làm nhưng chưa có thời gian: sắp xếp lại nhà cửa, vườn cây, sửa chữa thứ gì đó, học đàn, học vẽ..." - ông gợi ý.

Cần phải làm như vậy vì nếu một hoạt động nào đó đã diễn ra trong thời gian dài, đến đúng thời điểm trong ngày cơ thể sẽ tự động đòi hỏi về mặt tinh thần, sản sinh ra các kích thích tố. Không thỏa mãn điều này sẽ tạo nên sự mệt mỏi, khó chịu.

BS Trần Minh Khuyên gợi ý hãy thử đưa vào danh sách "việc tranh thủ làm" 2 thứ mà nhiều người ngày thường ít có thời gian, đó là tập thể dục và nấu ăn. Thể dục và ăn ngon thường tạo ra các endomorphin, tức những yếu tố "khoái cảm sinh học" khiến bạn cảm thấy thoải mái, giàu năng lượng.

Ngoài ra, một hoạt động "tốt cho cả đôi bên" là chơi với con. Sự giao tiếp này tạo ra cho cả người lớn và trẻ nhỏ trạng thái "quân bình cảm xúc", vừa giúp trẻ cảm thấy được quan tâm vừa giúp xoa dịu những vấn đề tâm lý ở người lớn. Trò chơi cho trẻ nên là trò có tương tác để có lợi cho đôi bên: xếp hình, ô chữ, ném bóng, trò chơi trí nhớ...

Bốn điều nên tránh

Theo BS Đinh Thạc, đầu tiên là không tiếp xúc với các loại màn hình quá lâu, với trẻ trên 2 tuổi chỉ được tối đa 2 giờ/ngày và phải chia nhỏ ra. Thứ hai, không chơi trò bạo lực. Thứ ba, không thức khuya, vì thiếu ngủ thì trẻ nhỏ lẫn người lớn đều dễ cảm thấy uể oải, xuống tinh thần, chưa kể với trẻ em còn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, thể chất... Thứ tư, không nên để các trẻ quá nhỏ chơi một mình vì có khi những vật dụng thông thường cũng dẫn đến tai nạn. Với trẻ lớn, cha mẹ nên "tạo việc làm" cho trẻ: sắp xếp lại đồ chơi, tủ áo, xếp đồ vừa phơi khô... Những điều này sẽ giúp trẻ không có thời gian trống, vì vậy không "quậy" và cũng bớt bị ảnh hưởng bởi sự thiếu vắng những hoạt động khác. Ngoài ra, phụ huynh nên lên thời khóa biểu để trẻ ôn bài...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo