xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm sai thì phải bồi hoàn

HOÀNG HOA

Chần chừ mãi, 12 cựu quan chức một số cơ quan trung ương cũng thông báo sẽ trả lại nhà công vụ ở khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Trước đó, Bộ Xây dựng có công văn yêu cầu trả lại nhà tới các vị từ 2-3 lần nhưng không có hồi âm tích cực. Mãi đến khi báo chí thông tin, dư luận phản ứng, không thể chây ì được nữa, vào nửa cuối tháng 4-2020, họ mới thông báo, làm thủ tục trả lại nhà.

Câu chuyện ở lì nhà công vụ không mới, đã từng có những điển hình, những minh chứng sống động về sự nhập nhằng "của công" và "của ông" tồn tại trong tư duy, hành xử của không ít quan chức. Thậm chí, họ còn xem những ưu đãi không chỉ là có thời hạn trong khi họ thi hành công vụ, mà còn xem đó là ưu đãi suốt đời. Với không ít người, cái gì đã cấp, đã ưu ái thực hiện thì khó mà nhả ra, nói gì tới chuyện trả lại.

Đó cũng là chuyện con quan chức ở tỉnh Quảng Ngãi ký hợp đồng đào tạo về việc tỉnh cử đi học thạc sĩ ở nước ngoài nhưng phá vỡ hợp đồng. Theo hợp đồng, kinh phí do ngân sách cấp, học xong phải trở lại làm việc cho địa phương. Nếu người được cử đi học không về công tác ở cơ quan được bố trí hoặc không chấp hành quyết định phân công công tác; bỏ việc, thôi việc bị kỷ luật khi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết phải đền bù gấp đôi kinh phí được hỗ trợ…

Theo báo cáo của Sở Nội vụ Quảng Ngãi cung cấp cho báo chí ngày 7-5, trong số 10 tỉ đồng yêu cầu hoàn trả, cả 4 con quan chức ở tỉnh này (gồm con của Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi và con của nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi) chỉ mới nộp lại 1,1 tỉ đồng. Đi học là đã ưu ái hơn người, việc bồi hoàn cũng được du di, thời gian trả trong 2 năm và chia làm 10 lần, mỗi lần nộp tối thiểu 1/10 tổng kinh phí phải hoàn trả. Thế nhưng có vị còn kêu phạt như thế là nặng, là không công bằng (?!)

Nếu không phải là con quan chức, liệu có ưu ái như vậy không? Hợp đồng đã ký thì phải tuân thủ, làm sai hợp đồng thì phải bồi thường. Thử nhìn xem cùng trang lứa với con của họ, có bao người tại địa phương được ưu đãi như vậy? Bao người nghèo khó, học hành chật vật kiếm tấm bằng tốt nghiệp, về quê cả năm không tìm nổi việc làm, đi đâu cũng bị từ chối rằng đã đủ người. Có được việc làm trong cơ quan nhà nước với bao người là mơ ước đổi đời, dù thu nhập không cao, nhưng có vị trí trong xã hội, không uổng công cha mẹ, gia đình lo cho ăn học.

Nay con quan chức được ngân sách cho đi học lấy bằng cấp cao hơn, học xong họ chọn chỗ làm mà họ cho là tốt hơn ở tỉnh nhà hoặc lấy chồng ở địa phương khác, đó là lựa chọn chủ quan của họ, là vi phạm hợp đồng. Tỉnh mất đi nguồn nhân lực được xem là những người có tài năng, có khả năng đóng góp lớn cho quê hương. Đó cũng là sự lãng phí nhân lực, vật lực trong thực hiện chủ trương đào tạo nhân tài cho tỉnh.

Kéo dài ở nhà công vụ hay chần chừ, trả treo chuyện làm sai hợp đồng đào tạo, được gì, mất gì, không khó hình dung. Cái lợi vật chất có đáng để làm xói mòn danh tiếng của một đời người?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo