xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loạn giải thưởng tôn vinh thương hiệu

Bài và ảnh: Minh Chiến

Các doanh nghiệp muốn sử dụng các giải thưởng tôn vinh thương hiệu để lấy lòng tin khách hàng, trong khi các đơn vị tổ chức chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà bỏ qua chất lượng sản phẩm

Nhiều doanh nghiệp (DN) hiện nay chấp nhận đóng góp tiền theo tinh thần "xã hội hóa" để nhận được các giải thưởng, danh hiệu về sản phẩm, dịch vụ. Sau đó sử dụng các giải thưởng này để lấy lòng tin của người tiêu dùng, "câu" khách.

Tôn vinh hay mua bán?

Mặc dù sản xuất thực phẩm chức năng chữa trị ung thư bằng than tre nhưng vào tháng 10-2017, Công ty TNHH Vinaca được Viện Công nghệ chống làm giả (Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam) phối hợp với Trung tâm Tư vấn hỗ trợ DN và Phát triển thương hiệu trao chứng nhận Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam năm 2017.

Lý giải về việc này, thường trực ban tổ chức là ông Lê Trọng Anh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn hỗ trợ DN và Phát triển thương hiệu, cho rằng giải thưởng chỉ chứng nhận về thương hiệu, không đánh giá về chất lượng sản phẩm. "Đánh giá chất lượng sản phẩm là thẩm quyền của các cơ quan khác. Chúng tôi tổ chức chương trình tôn vinh thương hiệu, thấy thương hiệu của Vinaca tốt, nhiều người biết, nhiều chi nhánh, hỗ trợ khởi nghiệp nên phù hợp với tiêu chí" - ông Lê Trọng Anh bao biện.

Loạn giải thưởng tôn vinh thương hiệu - Ảnh 1.

Công ty TNHH Vinaca được tôn vinh với nhiều giải thưởng nhưng làm ăn gian dối

Chỉ mới cách đây 2 tháng, Viện Đào tạo - Tư vấn và Phát triển kinh tế (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức chương trình "Thương hiệu sản phẩm bán chạy nhất Việt Nam, dịch vụ uy tín và chất lượng". Điều đặc biệt, Công ty TNHH Vinaca tiếp tục được vinh danh là thương hiệu bán chạy nhất năm 2017. Ngay lập tức, các giải thưởng nêu trên đã được Vinaca in trang trọng trên bao bì để lấy lòng tin của khách hàng.

Chia sẻ với phóng viên, một DN kinh doanh hàng tiêu dùng ở Ninh Bình cho biết thường xuyên nhận được các cuộc gọi hoặc email mời tham gia các chương trình tôn vinh như "Sản phẩm bán chạy nhất", "Sản phẩm được người dùng ưa chuộng nhất" hay "Thương hiệu uy tín, chất lượng". Theo vị lãnh đạo DN này, các đơn vị gọi điện mời thường xưng là công ty truyền thông, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành khác. "Họ không trực tiếp nói là thu tiền DN nhưng sẽ kêu gọi đóng góp tự nguyện để hỗ trợ truyền thông, giúp đỡ chương trình theo tinh thần xã hội hóa, ít nhất là 20 triệu đồng, nhiều lên đến cả 100 triệu đồng tùy quy mô DN" - vị giám đốc DN kể.

Trục lợi từ... tự nguyện

Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và DN. Quyết định nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm như cấm "huy động kinh phí dưới các hình thức đối với cá nhân, tổ chức trong danh sách tham gia bình chọn xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng".

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về chương trình "Thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu năm 2017", ông Lê Trọng Anh cho biết các DN đóng góp kinh phí tự nguyện, với tinh thần xã hội hóa.

Còn với chương trình "Thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam năm 2017", bà Trần Mai Khanh, Viện trưởng Viện Công nghệ chống làm giả, cho rằng đây chỉ là chương trình truyền thông quảng bá thương hiệu DN đơn thuần nên không cần xin cấp phép tổ chức.

Đối với các chứng nhận tôn vinh thương hiệu như Vinaca được trao, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục QLTT - Bộ Công Thương, cho rằng các cơ quan chức năng sắp tới phải xem xét tư cách của đơn vị ký các chứng nhận đó xem có đủ thẩm quyền hay không. Ngoài ra, cần làm rõ ai cho phép tổ chức các chương trình trao giải, rồi chứng nhận như trên.

Luật sư Bùi Tuấn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng cho rằng nhiều đơn vị tổ chức đang quan tâm đến lợi nhuận thu về mà không có những đánh giá thực chất về sản phẩm. "Như trường hợp Viện Công nghệ chống làm giả, một đơn vị chống làm giả mà đi trao giải tôn vinh một công ty sản xuất hàng giả thì không thể chấp nhận được" - luật sư Tuấn Anh nói và kiến nghị các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ, xem xét giá trị pháp lý của các giải thưởng này.

Nhiều luật sư khác cho rằng cách lý giải "chỉ chứng nhận thương hiệu, không đánh giá về chất lượng" là ngụy biện, bởi bất kỳ thương hiệu nào cũng gắn liền với sản phẩm, dịch vụ. 

Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ

Liên quan việc trao các giải thưởng, chứng nhận của các tổ chức cho các sản phẩm, thương hiệu liên quan tới dược phẩm mà không lấy ý kiến chuyên môn, mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu để đưa ra giải pháp xử lý vấn đề này. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế phải có tiếng nói, phải can thiệp, không thể đứng ngoài để những đơn vị tổ chức giải thưởng biện minh là chỉ công nhận thương hiệu mà không quan tâm tới vấn đề chất lượng sản phẩm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo