xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật Đặc khu vẫn đang được bàn thảo

Văn Duẩn

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định việc ra đời 3 đặc khu không ảnh hưởng tới nguồn lực tập trung cho phát triển 2 đầu tàu kinh tế và 7 khu kinh tế trọng điểm

Chiều 6-6, sau khi 4 "tư lệnh" ngành hoàn thành việc trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Đề nghị phân tích về an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ

ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề nghị Phó Thủ tướng phân tích giữa sự phát triển kinh tế của 3 đặc khu (Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong) với sự ổn định về an ninh quốc phòng và sự vẹn toàn của lãnh thổ đất nước theo thời gian 10 năm, 100 năm và lâu hơn nữa.

Luật Đặc khu vẫn đang được bàn thảo - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu) mà QH đang thảo luận dựa trên tính toán tổng thể lợi ích kinh tế, thu hút đầu tư, bảo đảm an ninh quốc phòng. Dù có 3 đặc khu thì Hà Nội và TP HCM vẫn luôn là 2 đầu tàu động lực của kinh tế cả nước cùng với 7 vùng kinh tế động lực, vẫn phải tiếp tục dành nguồn lực để đầu tư.

Luật Đặc khu vẫn đang được bàn thảo - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (ảnh trên) chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: NGUYỄN NAM

"Việc ra đời đặc khu không ảnh hưởng gì tới nguồn lực của trung ương, địa phương tập trung cho phát triển 2 đầu tàu kinh tế và 7 khu kinh tế trọng điểm này" - Phó Thủ tướng khẳng định.

ĐB Nguyễn Anh Trí bày tỏ không hài lòng với câu trả lời của Phó Thủ tướng. Ông đặt lại câu hỏi Bắc Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc sẽ phát triển tới mức nào nếu chúng ta cho làm đặc khu? Thứ hai nữa là việc phát triển đặc khu như thế thì vấn đề an ninh toàn vẹn lãnh thổ sẽ được tính ra sao? Trước câu hỏi của ĐB, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết QH đang bàn Luật Đặc khu, hiện chưa ban hành. Chủ tịch QH đề nghị để Phó Thủ tướng có thời gian chuẩn bị và trả lời bằng văn bản.

ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) đặt câu hỏi nếu QH thông qua Luật Đặc khu, Chính phủ có tiêu chí nổi trội gì về việc chọn cán bộ, đặc biệt là chức danh chủ tịch? Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng "nói đặc khu là có tính chất đặc biệt, nhiệm vụ đặc biệt thì cán bộ cũng phải đặc biệt". Trong dự luật cũng quy định lựa chọn người đứng đầu là chủ tịch đặc khu với quy trình chặt chẽ theo hướng: Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu, Bộ Nội vụ thẩm định, HĐND bầu và Thủ tướng phê chuẩn.

Lạm phát năm 2018 sẽ dưới 4%

ĐB Lê Thu Hà (Lào Cai) nêu năm 2017, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp dần cuối năm nhưng tháng 5-2018 lại tăng. Giải thích về nguyên nhân CPI tăng trở lại, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết vừa qua, giá xăng dầu thế giới có lúc lên tới 88 USD/thùng, tăng 25%-30%; giá thịt heo hơi cũng tăng trở lại; riêng nhóm thực phẩm làm CPI tăng 0,25%; điều chỉnh giá xăng dầu theo giá thế giới 2 lần cũng đã tác động tới chỉ số giá tiêu dùng 0,16%. Tổng cộng xăng dầu, thịt heo hơi đã tác động CPI tăng 0,45%.

Phó Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan quản lý sử dụng Quỹ Bình ổn giá để kìm giữ giá xăng dầu. Ngoài ra, năm 2018 sẽ không tăng giá điện... "Với nhiều giải pháp đồng bộ, chúng tôi tin CPI năm nay từ 3,72%-3,94% là mức cao nhất nếu không có vấn đề đột xuất xảy ra" - Phó Thủ tướng nói.

Về vấn đề quản lý tiền ảo mà ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) chất vấn, Phó Thủ tướng cho rằng khi có thông tin người dân mua máy đào bitcoin và xuất hiện các vụ việc phức tạp, Thủ tướng đã yêu cầu đẩy mạnh quản lý. Ngân hàng Nhà nước đã ra văn bản không công nhận bitcoin cũng như các đồng tiền ảo khác. Tuy nhiên, theo số liệu Bộ Tài chính báo cáo, người dân đã nhập 15.600 máy đào bitcoin. "Bộ Tài chính đang đề nghị cấm, không cho nhập nhưng cần phải xem xét thêm về cơ sở pháp lý" - Phó Thủ tướng thông tin.

Trước đề nghị của ĐB Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) là nên nghiên cứu cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý quản lý tiền ảo thay vì cấm, Chủ tịch QH chốt ngay: "Xu thế phát triển nhưng pháp luật Việt Nam chưa cho phép lưu hành tiền ảo".

ĐB Quách Thế Tản (Hòa Bình) nêu lại báo cáo Kiểm toán Nhà nước cho thấy các dự án đầu tư công có yếu kém, sai sót. Ông đơn cử dự án BT chủ yếu chỉ định thầu, lợi ích nhóm và đặt câu hỏi: "Chính phủ xử lý vấn đề này thế nào?".

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thừa nhận nhiều dự án đầu tư công trong triển khai có sai sót, khi lập dự án chi phí đầu vào có vẻ khiêm tốn, thực tế thi công kéo dài. Cá biệt có dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư 36 lần, từ 72 tỉ lên 2.600 tỉ đồng ở Ninh Bình.

"Với những sai phạm trong đầu tư công, quan điểm Chính phủ là xử lý nghiêm, không có vùng cấm. Ngoài ra, trên cơ sở kết quả Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan xử lý trách nhiệm đơn vị liên quan theo quy định; nhiều vụ việc đã được chuyển sang cơ quan điều tra" - Phó Thủ tướng trả lời.

Đề cập về đầu tư BOT và xử lý tồn tại các dự án BOT, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định chủ trương là đúng đắn, rất cần thiết. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc, yếu kém và vi phạm. "Chính phủ đã và đang chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm. Trên cơ sở kết quả kiểm toán, thanh tra, rà soát từng dự án; khẩn trương quyết toán, điều chỉnh giảm phí phù hợp; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân" - Phó Thủ tướng khẳng định.

Chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm

Phát biểu kết thúc 3 ngày chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết có hơn 250 lượt ĐB nêu câu hỏi và tranh luận.

Việc đổi mới hình thức chất vấn "hỏi nhanh, đáp gọn" theo hình thức hỏi 1 phút, trả lời 3 phút, đạt kết quả tích cực, được ĐB và cử tri hoan nghênh. Qua các phiên chất vấn cho thấy những vấn đề QH chọn chất vấn đều được dư luận quan tâm. Không khí chất vấn diễn ra dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm.

Có người đẩy vấn đề, phá hoại quan hệ với Trung Quốc

Sáng 6-6, trao đổi với báo chí về dự án Luật Đặc khu bên hành lang QH, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định trong dự thảo luật "không có một chữ nào về Trung Quốc".

5-anh-box

Một góc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa - nơi hình thành đặc khu Bắc Vân Phong trong tương lai.
Ảnh: KỲ NAM

Ông Dũng cho rằng có người cố tình hiểu sai ý và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ Việt Nam với Trung Quốc. Còn luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước. "Không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền. Ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe" - ông Dũng nói.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, phải làm khách quan chứ không sau này lịch sử phải trả lời lại trong thời khắc lịch sử, ai là người phải chịu trách nhiệm, không phải cứ nói không có suy nghĩ, tư duy.

Trả lời về việc đặc khu cần thiết nhưng có ý kiến quan ngại, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng phải mạnh dạn làm, cái gì cần chặt chẽ thì thiết kế cho chặt chẽ, chứ cái gì cũng sợ thì không làm được.

Về ý kiến ĐBQH cảnh báo không đánh đổi quốc phòng, an ninh với kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói: "Có ai đánh đổi không? Trong thiết kế luật không hề có chủ đích đánh đổi quốc phòng, an ninh lấy kinh tế. Đó là nguyên tắc số 1 khi thiết kế luật này, phải bảo đảm quốc phòng và an ninh".

Trong khi đó, cũng trả lời báo chí bên hành lang QH về thời gian thuê đất 99 năm được quy định trong dự án Luật Đặc khu, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết: "Việc này cần phải chờ ý kiến của các ĐB và đơn vị liên quan. Vấn đề bây giờ là phải tính xem lấy phiếu thế nào hay có lấy phiếu không".

T.DŨNG - V.DUẨN

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo