xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật phải "chung làn" với cuộc sống

Quang Huy

Khoảng 5 năm trước, ngành công thương từng dự thảo quy định "nhiệt độ quán bia phải dưới 30 độ C". Nhiều người té ngửa vì chỉ có phòng máy lạnh nhà hàng mới đáp ứng được yêu cầu này, còn đại đa số quán bia bình dân thì chịu chết.

Đó là chưa nói tới việc thực thi, chế tài theo quy định ấy bằng cách nào, chẳng lẽ các nhà chức trách phải ôm nhiệt kế tới từng quán bia đo nhiệt độ?

Báo Người Lao Động phản biện. Rồi sau đó không nghe nói tới quy định ấy nữa, hẳn đã "chết lâm sàng" rồi. Nhưng trí tưởng tượng của một bộ phận nhà làm chính sách phong phú hơn chúng ta tưởng, có cả những chuyện cực kỳ khó mà họ cũng nghĩ ra được, cho nên những quy định pháp lý "trên mây" vẫn nối nhau ra đời.

Cách đây vài tuần, ban soạn thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đề xuất quy định "xe phải bật đèn suốt cả ban ngày". Khi bị dư luận phản ứng, họ đã dẫn chứng Công ước Vienna và quy định tương tự tại các nước để bảo vệ quan điểm. Nhưng vài ngày sau thì ban soạn thảo bỏ quy định dự kiến này, thay vào đó, chỉ quy định về đèn nhận diện là một cấu thành bắt buộc của phương tiện. Nếu "xe phải bật đèn suốt cả ban ngày" đúng và hợp lý thì các nhà soạn thảo đâu dễ thay đổi quan điểm như thế!

Mấy ngày qua thì rộ lên chuyện ai lên mạng xã hội chê người khác mập, lùn, xấu, ốm, ế... thì sẽ bị phạt tiền 16 triệu đồng. Do vấn đề bị cắt cúp trước khi loan đi nên gây xôn xao, dẫn tới hiểu sai bản chất. Thực ra, chuyện đó xuất phát từ quy định tại điểm a, khoản 1, điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân...). Còn 16 triệu đồng là bởi Bộ Luật Dân sự quy định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định; mà từ ngày 1-7, mức lương cơ sở được nâng lên 1,6 triệu đồng, nghĩa là người có hành vi xúc phạm có thể bị phạt tối đa 16 triệu đồng (10 lần mức lương cơ sở).

Tưởng vậy đã chặt chẽ nhưng thế nào là "xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân" thì lại chưa có văn bản nào quy định rõ ràng, đồng nghĩa rằng điều luật nói trên không dễ thực hiện, sẽ rơi vào tình trạng có mà như không.

Hẳn nhiều người nhớ truyện ngụ ngôn "Đeo chuông cho mèo" được La Fontaine kể lại bằng thơ. Theo đó, tại buổi bàn cách tránh bị nhà mèo bắt, chú chuột con đề xuất đeo vào cổ mèo cái chuông, mèo tới đâu chuông kêu tới đó, chuột sẽ biết trước mà chạy. Ai cũng khen hay, riêng lão chuột già hỏi: "Ai sẽ đeo chuông vào cổ mèo?". Không ai trả lời được. Chuột già kết luận: Nói thì dễ, làm mới khó.

Làm chính sách cũng vậy, có những ý tưởng hay, sáng tạo về mặt lý thuyết nhưng trên thực tế thì khác do tính khả thi thấp, thiếu thực tế, thậm chí không ai chịu làm. Vì vậy, luật phải "chạy chung làn" với cuộc sống, đó là điều mà các nhà soạn thảo phải luôn tính trước. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo