xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Made in Vietnam": Chậm nhưng cần thiết!

Lâm Hoàng

Đã 12 năm, kể từ ngày Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia hàng loạt hiệp định thương mại thế hệ mới, chúng ta mới có một dự thảo về tiêu chí thế nào là hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Trong suốt thời gian qua, dù có rất nhiều văn bản pháp luật có quy định khung về các nguyên tắc chung ghi nhãn hàng hóa, xác định xuất xứ hàng hóa nhưng khái niệm thế nào là "hàng hóa Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam" thì lại rất chung chung. Đây chính là lỗ hổng pháp luật lớn để các doanh nghiệp làm ăn không chân chính lách luật, gian lận thương mại, gây thất thu thuế, cạnh tranh không lành mạnh.

Chính vì vậy, để bịt lỗ hổng pháp luật, Bộ Công Thương đưa ra dự thảo thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam. Theo dự thảo thông tư này, Bộ Công Thương xác định rõ ràng 2 trường hợp được coi là hàng hóa của Việt Nam: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam; Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua giai đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa (điều 7 dự thảo thông tư).

Hiểu thế nào về cách xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy và hàng hóa không có xuất xứ thuần túy cũng được diễn giải khá rõ ràng trong dự thảo. Theo đó, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam khi thuộc một trong 11 nhóm trường hợp tại điều 8 dự thảo, gồm vật nuôi, cây trồng, sản phẩm đánh bắt, khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam.

Đối với, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy Việt Nam nhưng cũng được coi là hàng "Made in Vietnam" nếu đạt 2 tiêu chí "Chuyển đổi mã số hàng hóa" và "Hàm lượng giá trị gia tăng". Tiêu chí "Chuyển đổi mã số hàng hóa" được dùng để xác định nguyên liệu không có xuất xứ đã được gia công, chế biến đầy đủ tại Việt Nam hay chưa. Riêng tiêu chí "Hàm lượng giá trị gia tăng" được tính theo giá trị nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất xưởng.

Quan trong hơn, dự thảo thông tư quy định rõ ràng, đối với hàng hóa nếu chỉ gia công đơn giản, chỉ trải qua một hoặc kết hợp nhiều công đoạn sau thì không được xem là hàng Việt Nam: Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác; dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự; trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại; lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh...

Với bộ tiêu chí khá rõ ràng, những tranh cãi "thế nào là hàng hóa Việt Nam" hoặc "sản xuất tại Việt Nam" sẽ không còn. Các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ có điều kiện phát huy năng lực quản trị của mình, tạo thương hiệu cho chính doanh nghiệp và quốc gia. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo